Ý nghĩa Vạch kẻ đường: hiểu để đi đúng luật

 

Thưa quý vị và các bạn, hôm nay chúng tôi sẽ đăng tải nội dung về ý nghĩa của vạch kẻ đường cùng với các hệ thống báo hiệu của giao thông khác như hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, hệ thống đèn tín hiệu, hệ thống biển báo giao thông thì vạch kẻ đường cũng là một dạng báo hiệu để hướng dẫn điều khiển giao thông.

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc kết hợp với đèn chỉ huy điều khiển giao thông. Vạch kẻ đường gồm có thể là các loại vạch kẻ hoặc chữ viết hình vẽ trên mặt đường xe chạy, hoặc trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để qui định trật tự giao thông chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi qui định của làn xe chạy.

Quí vị và các bạn lưu ý, vạch kẻ đường sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường, nhưng nếu vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông đồng thời phải tuân thủ theo ý nghĩa hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu cùng với biển báo hiệu theo các thứ tự như sau: thứ nhất là thứ tự hiệu lệnh của đèn tín hiệu rồi đến hiệu lệnh của biển báo sau đó sau cùng mới là hiệu lệnh của vạch kẻ đường.

Chúng tôi lấy dụ cụ thể như sau, khi đi đến đoạn đường giao nhau vạch kẻ đường biểu thị người tham gia giao thông được phép đi thẳng nhưng mà đèn tín hiệu lại là màu đỏ lúc này giá trị cao nhất là đèn tín hiệu sẽ có hiệu lực cao nhất do vậy người tham gia giao thông phải dừng lại theo tín hiệu của đèn sau đó kể cả đèn tín hiệu đã bật màu xanh nhưng mà phía trước lại có biển báo hiệu bắt rẽ phải hoặc trái không cho đi thẳng thì lúc này người tham gia giao thông vẫn phải tuân thủ theo giá trị của biển báo hiệu và bắt buộc phải rẽ theo hướng mà biển báo hiệu chỉ dẫn.

Sau đây chúng tôi sẽ trình bày với quí vị và các bạn ý nghĩa của một số vạch kẻ đường thường gặp nhất trong qui chuẩn 41 năm 2016. Thưa các bạn là tại sao chúng tôi lại trình bày một số ý nghĩa của một số biển thôi, tại vì là ở trong qui chuẩn 41 thì cái vạch kẻ đường nó có rất nhiều vạch khác nhau, nếu mà chúng tôi trình bày hết với các bạn thì nó rất lang man, mà thật ra thì có nhiều vạch kẻ đường thì gần như chúng ta không sử dụng tới và gần như là người tham gia giao thông cũng ít khi sử dụng tới. Do vậy nên tôi chỉ trình bày trọng tâm những vạch kẻ đường mà chúng ta thường xuyên va chạm nhất.

  1. Vạch 1.1 có cấu tạo là vạch đơn nét đứt màu vàng, bề rộng là 15cm chiều dài từ 1 đến 3m và chiều dài đoạn đứt quãng là từ 2 đến 6m đoạn đường nào cho phép tốc độ đi càng cao thì đoạn đứt quãng này càng dài. Ý nghĩa của vạch 1.1 áp dụng để phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều nhau ở những đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên không có dải phân cách, xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ 2 phía.
  2. Vạch 2.1 là vạch đơn nét đứt màu trắng có bề rộng 15cm chiều dà nét liền là 1 đến 3m, chiều dài đoạn đứt quãng là từ 3 đến 9m, vạch này có ý nghĩa để phân chia các làn xe cùng chiều, các xe được phép chuyển làn qua vạch.
  3. Vạch 1.2 là vạch đơn liền nét màu vàng bề rộng 15cm áp dụng dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho làn đường có 2 hoặc 3 làn xe không có dải phân cách ở giữa các xe không được lấn làn, không được đè lên vạch, vạch này thường sử dụng ở những đoạn đường không bảo đảm tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.
  4. Vạch 2.2 là vạch đơn liền nét màu trắng bề rộng 15cm áp dụng để phân chia các làn xe cùng chiều không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác, không được lấn làn, không được đè lên vạch
  5. Vạch 1.3 là vạch đôi song song liền nét màu vàng bề rộng từng vạch là 15cm, khoảng cách phía trong 2 mép vạch dao động từ 15 đến 20cm, vạch này áp dụng phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên không có dải phân cách ở giữa xe không được lấn làn, không được phép đè lên vạch, trường hợp các đường có từ 2 đến 3 làn xe không có dải phân cách ở giữa có thể cũng được sử dụng vạch 1.3 để nhấn mạnh vị trí nguy hiểm, trong trường hợp này tác dụng của vạch 1.3 sẽ giống như vạch 1.2
  6. Vạch 1.4 là vạch đôi song song nét liền nét đứt có bề rộng 15cm khoảng cách phía trong giữa 2 mép từ 15 đến 20cm, đoạn của nét đứt có chiều dài từ 2 đến 6m vạch này áp dụng phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên không có dải phân chia 2 chiều xe chạy, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch có nét đứt được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều, xe làn đường tiếp giáp với vạch liền không được cắt qua vạch
  7. Vạch 1.5 là vạch đôi nét đứt màu vàng bề rộng vạch là 15cm khoảng cách phía trong 2 mép của vạch từ 15 đến 20cm nét liền dài 1 đến 2m nét đứt dài 3 đến 6m, vạch này dùng để xác định ranh giới làn đường có thể đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian, hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể được đổi bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.
  8. Vạch 6.1 là vạch đứt khúc màu vàng được sơn trên bó vỉa hè sát mép đường sử dụng để báo hiệu không được phép dừng xe bên đường
  9. Vạch 6.2 là vạch nét liền màu vàng được sơn bó sát vỉa hè sử dụng để cấm dừng và cấm đổ xe bên đường

〉〉〉〉〉〉〉〉 Trường Nhận Bổ Túc Tay Lái Tại HCM 〈〈〈〈〈〈〈〈

  1. Vạch 9.2 là vạch đơn liền màu vàng bề rộng 10cm được vẽ dạng gãy khúc hình chữ M, vạch này qui định vị trí dừng xe của các phương tiện vận tải hành khách công cộng trên đường như xe buýt, xe taxi, các loại phương tiện khác và người đi bộ không được dừng đổ trong phạm vi vạch kẻ đường và trong khoảng cách 15m từ vị trí vạch về 2 phía theo chiều dọc đường
  2. Vạch 9.3 là vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường được sử dụng để chỉ hướng xe phải đi, mũi tên chỉ hướng chủ yếu sử dụng ở các nút giao có tách nhập làn và trên đường có nhiều làn xe, mũi tên cũng có thể được sử dụng cho các phần đường xe chạy 1 chiều để xác nhận hướng giao thông, nếu người tham gia giao thông không đi theo hướng mũi tên chỉ thì chỉ vi phạm hành vi không chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường, nhiều người hay bị sử phạt nhầm lỗi này thành lỗi đi sai làn đường.
  3. Vạch 9.1 cấm quay đầu
  4. Vạch 5.3 gồm 2 vạch đơn nét đứt màu trắng chạy song song hơi cong về phía bên trái vạch được sử dụng để tạo không gian dừng chờ cho các xe rẽ trái sau khi đã vượt qua vạch dừng xe, áp dụng đối với các xe khi hết thời gian cho phép rẽ trái nhưng chưa vượt qua được giới hạn bởi làn xe chờ rẽ trái thì lúc này phải dừng lại trong khu vực làn theo vạch 5.3
  5. Vạch 5.1 là vạch dẫn hướng rẽ trái qua phạm vi nút giao dùng để định hướng quĩ đạo cho dòng xe rẽ trái theo giải pháp tổ chức làn đường được sử dụng trong lúc xe có thể cắt qua vạch khi cần thiết
  6. Vạch 4.4 là vạch kiểu mắc võng được sử dụng để báo cho người điều khiển giao thông không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông
  7. Vạch 2.3 giới hạn làn đường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định, vạch liền nét. Các loại xe khác không được phép đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo luật giao thông đường bộ. Nếu vạch này là nét đứt thì ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định những các xe khác có thể được sử dụng làn này nhưng các xe khác phải ưu tiên nếu xe cơ giới được ưu tiên xuất hiện trên làn này
  8. Vạch 3.1 áp dụng để xác định mép ngoài phần xe chạy thường được áp dụng trên đường cao tốc đường có bề rộng 7m trở lên và trong các trường hợp cần thiết khác. Trường hợp tổ chức giao thông cho xe máy chạy chung với xe thô sơ thì phải sử dụng biển báo hoặc kết hợp với sơn chữ xe máy hoặc chữ xe đạp trên làn này, xe máy được phép chạy đè vạch khi cần thiết và phải nhường đường cho xe thô sơ.

Chuyên Đề Pháp Luật Giao Thông Phổ Biến

Thưa quí vị và các bạn như vậy là trên đây chúng tôi đã trao đổi với quí vị và các bạn ý nghĩa của một số vạch kẻ đường cơ bản nhất mà người tham gia giao thông hay va chạm, nếu bạn nào muốn nghiên cứu sâu hơn thì có thể tham khảo qui chuẩn 41 năm 2016, chúng tôi xin dừng chủ đề này tại đây hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong lần gặp lần sau, cảm ơn quí vị và các bạn đã quan tâm theo dõi.

Blog Giao Thông

5/5 - (1 bình chọn)
Call Now Button