7 Cách Lừa Đảo Học Viên Đăng Ký Học Thi Lái Xe Ô tô ở HCM

Trong thời buổi loạn lạc, thật giả lẫn lộn như này, việc tìm một cơ sở đào tạo lái xe để tham gia khoá học lái xe ô tô cho đoàng hoàng quả là điều khó khăn. Vì có rất nhiều cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe được “áp dụng”, và với đó thì tình trạng tiền mất tật mang đã xảy ra, vậy làm cách nào nhận diện ngay các cơ sở môi giới lừa đảo mà tránh.

Đã rất nhiều học viên mắc phải sai lầm khi tin vào gói học lái xe giá siêu rẻ, học hoài mà không được thi bắt buột phải nhờ đến cơ quan pháp luật can thiệp. Nhưng đã muộn, tiền lỡ đóng hết thì buột phóng lao theo lao. Âu đó cũng là bài học chung cho chúng ta. Thời buổi kinh tế khó khăn, đồng tiền đâu dễ kiếm, tiết kiệm là cần thiết nhưng phải tùy vào hoàn cảnh. Với việc học lái xe cần tìm hiểu kỹ để có khóa học thật sự hiệu quả.

Cái gì cũng có giá của nó, xin quý học viên hãy cân nhắc.

bật mí toàn bộ các cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe
Báo Dân Trí: Cả trăm người vây trụ sở trung tâm đào tạo lái xe để đòi tiền

1. Bao đậu 100% –  Tỷ lệ đậu 99%:

Rõ ràng bản thân con số trên đã cho thấy sự “ảo tung chảo”, cách quảng cáo gây sốc và cũng là cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe của một số trung tâm dạy lái xe ô tô không uy tín ở TPHCM. Các cơ sở đào tạo lái xe tốt nhất của Tp.HCM cũng chỉ dám dừng ở con số 85% là tuyệt vời lắm rồi. Học tài – thi phận, điều này cũng ứng với cả khoá học lái xe.

cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe

Chiêu trò bao đậu bằng lái xe ở TPHCM Thế Nào

Chưa kể việc “bao đậu” là trái luật, thì bản chất của quá trình thi diễn ra do máy chấm, từ lý thuyết cho tới thực hành, làm sao tác động vào để có thể “đậu 100%” được chứ, vậy đây có phải là cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe đến trung tâm dạy lái xe không?

Mà bản thân anh chị học viên đi học kể cũng lạ, có một bộ phận chỉ cần lấy được cái bằng và cất bóp thôi chứ không lái, chẳng phải phải không muốn, không có nhu cầu mà thực sự là học xong mà…không dám lái. Vậy nên các anh chị cần xác định và tỉnh táo để cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe này của các trung tâm không có uy tín, không còn đất sống.

Báo Pháp Luật: Vạch trần cơ sở dạy lái xe ô tô lừa "bao" đỗ 100%
Báo Pháp Luật: Vạch trần cơ sở dạy lái xe ô tô lừa “bao” đỗ 100%

Báo VietQ.vn: Học bằng lái ô tô hoài…nhưng không biết bao giờ được thi

2  “Học thực hành gần nhà” :

Nghe thì rất là tiện lợi nhỉ? Và đánh vào “điểm lười” của quý vị, cũng là cách cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe đến với các trung tâm.  NHƯNG: Học lái xe phải học trong sân tập chuẩn, mà sân tập cần diện tích rộng mới đủ 11 bài sa hình, có ai đổ cả đống tiền xây một cái sân tập trong khu vực nội thành – khi mà tấc đất mắc hơn tấc vàng. Mọi sân tập đạt chuẩn đều xây dựng ở ngoại thành như sân Tiến Bộ ở Củ Chi – cách Sài Gòn 45km, sân Hoàng Gia ở Bình Chánh – cách Sài Gòn 35km, sân Trường An ở Cầu Dừa, Q12 – cách 13km.

Còn các sân như của trường dạy nghề Số 7 ở Q.10, sân của trường Saigonbus ở Phổ Quang, sân của Vinhempich ở Gò Vấp – đều đã không còn chức năng đào tạo lái xe mà chuyển thành bãi đậu xe bus, bãi thi xe máy rồi.

Bạn có muốn được “học gần nhà = giáo viên thực hành “thu mình” vào bãi đất trống và cho bạn chạy tới chạy lui, và thầy trò nơp nớp hoang mang núp như cun cút khi thoáng thấy thanh tra giao thông?”

Việc chấp nhận đi học chui như thế này chính bạn cũng sẽ thiệt thòi, xe chui ( đố xe nào tập chui dám dán logo của trường lên), giáo viên chui, không bảo hiểm, không bảo vệ, không bài bản thứ tự kĩ năng sa hình, học xong…lái được…nhưng không đi ra đường được thôi!!!

Hãy tỉnh táo khi thấy những quản cáo kiểu này. Ở một số trường hợp thì đây không phải là cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe đâu. Vì sao? Vì nếu các trung tâm dạy lái xe ô tô uy tín TPHCM họ có sân tập hẳn hoi, và họ ở gần khu vực nhà bạn vậy có phải là họ đang nói đúng về dịch vụ không? Vì vậy ở tiêu chí này thì bạn cần phải xem xét lại là vị trí mình ở đâu nhé.

3 “Học ở đâu – thi ở đó”:

Trong Luật Giao Thông Đường Bộ quy định – việc sát hạch phải thực hiện tại sân sát hạch của Sở Giao Thông Vận Tải, phải có đẩy đủ phương tiện, xe cảm ứng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như nhân lực để quản lý.

Tại Tp.HCM chỉ có 5 sân sát hạch, gồm các sân tại Củ Chi, Bình Chánh, Q12, huyện Nhà Bè, Thủ Đức. Lấy đâu ra mà lắm sân tới mức muốn thi ở đâu thì thi, mà “học ở đâu – thi ở đó”. Và điều này đúng là bạn với việc bạn học ở trung tâm dạy lái xe TPHCM thì bạn sẽ thi ở TPHCM. Vậy có thể nhìn nhận đây là một cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe ô tô khi bạn đã hỏi rõ và chắc chắn về vấn đề là họ đang nói học ở trung tâm họ, thi ở trung tâm họ nhưng qua tìm hiểu thì bạn thấy trung tâm không có sở hữu sân sát hạch lái xe nhé.

4: “Chen khoá thi – thi sớm – bị dời khoá thi”:

Quy định của Luật dạy nghề nêu rõ – thời gian đào tạo sơ cấp nghề với khoá học lái xe ô tô hạng B2 là 93 ngày, hạng C là 135 ngày, không thể sớm hơn cũng chẳng muộn hơn. Cả một hệ thống từ trên xuống dưới, cứ đều đặn, nhịp nhàng như thế mà làm.

Đôi khi quý học viên có nhu cầu lấy bằng sớm – hoàn toàn hợp lý – vì công việc cá nhân của anh chị – nên anh chị tìm hiểu, hỏi han. Rủi thay, gặp ngay bạn họ Hứa nào đó – “anh chị cứ qua nộp hồ sơ, em còn suất thi tháng 10 …blabla”, trong khi hiện tại đang là tháng …9.

Chẳng lẽ 1 cá nhân có thể thay đổi được cả một bộ luật vốn đang rất hợp lý (khi quy định khoá học kéo dài 93 ngày). Một cá nhân có thế lực thay đổi cả một khoá thi, cả một khoá đào tạo của một trường hay sao?

Các chú họ Hứa dùng sự đã rồi để đưa học viên vào tròng và đây cũng là cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe khá phổ biến, lúc này anh chị học viên đã đóng tiền xong xuôi hết rồi, đâu có bỏ đi được, đành phải “đợi chờ là hạnh phúc”, nếu anh nào “bức nút” thì cùng lắm họ sẽ trả lại 1 phần phí và huề cả làng, trong khi anh chị mất tiền, mất thời gian, vỡ kế hoạch.

Còn cái trò gửi thư xin lỗi – đỉnh cao của nghệ thuật xoa dịu với nội dung tóm tắt “ kính thưa, kính gửi, kính chào…nhà trường bị thanh tra đột xuất…nên khoá thi của anh chị học viên bị dời qua ngày đợi, tháng ngóng, năm trông” các tin nhắn xin lỗi được lưu lại và tiếp tục gửi nội dung tương tự về việc dời khoá thi lần 2, lần 3, lần n…

Lấy đâu ra mà lắm thanh tra thế mà về thanh tra hoài, nếu là cơ sở đào tạo thực sự – bị thanh tra tới lần thứ 2 đã bị hạ biển rồi chứ đâu tới lần 3 – lần n nữa mà xin với chả lỗi.

Bản chất của vấn đề này là các chú họ Hứa – vốn dĩ không có chức năng đào tạo + tổ chức thi – bằng biệt tài “hứa” tuyển sinh được kha khá hồ sơ, nhưng do hứa quá, hứa thành bệnh, hứa trên trời dưới đất mà các trung tâm đào tạo THẬT  – được phép tổ chức khoá thi không dám nhận lượng học viên này, kết quả là bị ứ đọng hồ sơ, không thể chuyển đi báo cáo khoá thi được.

Báo An Ninh Thủ Đô: Mắc "bẫy lừa" dịch vụ cấp bằng lái xe "siêu tốc"
Báo An Ninh Thủ Đô: Mắc “bẫy lừa” dịch vụ cấp bằng lái xe “siêu tốc” là cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe đánh vào tâm lý muốn nhanh của học viên

5. Không có giáo trình đào tạo rõ ràng. Số lượng giờ thực hành mập mờ (Học thực hành không giới hạn, miễn phí dạy thêm nếu còn yếu!!!)

Đào tạo là phải có chương trình / giáo trình chi tiết phát cho bạn ngay khi đăng ký, phải công khai với học viên từ ban đầu để học viên thấy được quyền lợi của họ khi đi học. Nếu học thực hành theo hình thức 1 KÈM 1 mà số lượng giờ tập của bạn trên 30 giờ thì đúng là chuyện không thể. Ngay cả một gói học VIP nhất ở trường nổi tiếng nhất (đắt tiền nhất) Tp. HCM tối đa cũng chỉ 20 giờ mà thôi. Vậy thì các trung tâm dạy lái xe đưa ra 30 giờ là sao, có phải là một cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe nữa không?

Đây là một trong những lời quảng cáo lừa đảo “có cánh” giúp kéo học viên đánh vào tâm lý sợ học lái xe ô tô khó nên được học lái càng nhiều càng tốt, vì vậy học không giới hạn hoặc miễn phí dạy lái nếu còn yếu là một ưu điểm quá hời so với số tiền bỏ ra. NHƯNG thực tế không dễ như bạn nghĩ đâu! Xe ô tô cũng cần xăng để chạy không thể chạy bằng nước! (giá xăng lại ngày một càng tăng), giáo viên phải đủ mức lương tốt để trang trải lo cho cuộc sống gia đình họ mới có thể tâm huyết dạy lái xe cho bạn tận tình!

Với các nơi học phí giá thấp, sẽ giới hạn chi phí nên không thể có thời gian kèm nhiều. Một giờ tập lái xe 1 KÈM 1 tối thiểu cũng là 200 ngàn/giờ. 20 giờ học đã là 4 triệu đồng. Cộng thêm lệ phí trọn gói nộp hồ sơ về sở lấy suất thi thì Tổng cộng học phí của bạn đã là 8-8,5 triệu. Cho dù có cạnh tranh theo thị trường thì học phí ít nhất cũng là 7,5 triệu chứ đâu thể thấp hơn. Vậy số lượng giờ thực hành trên 20 giờ thì chi phí lấy từ đâu? Nói chi đến việc “cam kết thực hành đến khi biết lái”???

6. Học phí cực thấp:….chỉ 5 triệu đồng…..trọn gói……!!!

Bạn tìm kiếm thông tin và nhận được vô số lời mời chào quảng cáo – “học lái xe ô tô chỉ 5tr”, “ học lái xe ô tô bao đậu chỉ với 4,5tr”, “ học lái xe ô tô giá rẻ chỉ …4,9tr”…

Ôi thần linh ơi!

Trước khi tham gia khoá học lái xe ô tô, bạn nên hỏi bạn bè, người quen đã học trước đây để biết tổng đầu tư khoảng bao nhêu – chắc chắn nằm trong khoảng 12tr trở lên đối với hạng B và 15tr trở lên đối với hạng C.

Tham khảo các trung tâm, cơ sở uy tín, lâu đời đều có mức học phí học lái xe ô tô trọn gói trên 12tr đối với khoá học lái xe ô tô B2.

Đặt ngược lại câu hỏi –  tại sao lại có sự chênh lệch về mức học phí tới 200% (thậm chí 300%) như vậy trong cùng nội bộ ngành đào tạo lái xe? Phải chăng mấy trung tâm lớn (Hoàng Gia, Trường An,…) ăn dầy lắm, một hồ sơ đào tạo kiếm được nhiều tiền lắm nên giá đào tạo cao thế?

Xin thưa – toàn bộ khoá học đào tạo 3 tháng – mỗi hồ sơ chúng tôi lời chưa tới 500.000 VNĐ (tiền công chăm sóc khách hàng).

“ Tiền nào của đó” – đúng với trường hợp này.

Báo Tuổi Trẻ: Mệt mỏi chờ thi lái xe còn phải đóng thêm tiền học
Báo Tuổi Trẻ: Mệt mỏi chờ thi lái xe còn phải đóng thêm tiền học

Với 2 triệu (thậm chí là 3,5tr) còn chưa đủ phí chuyển hồ sơ lên Sở GTVT để nhận khoá thi, nói chi tới chuyện đào tạo.

Sau đó là cắt giờ thực hành, là phụ thu nhiên liệu, là đóng phí thi, là tiền phát sinh…

Chiêu trò báo học phí học lái xe ô tô thật thấp để câu khách là cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe xem là phổ biến nhất. Đến khi học viên đi học bắt đóng thêm đủ thứ phí (phí chuẩn bị tài liệu, phí thuê thầy dạy học thêm, phí xe mới,…phí chồng phí…) là một mánh quá cũ nhưng vẫn còn hiệu quả với đa số người nhẹ dạ cả tin.

7 Cách Lừa Đảo Học Viên Đăng Ký Học Thi Lái Xe Ô tô ở HCM 2

Một vài cập nhật học phí mới nhất năm 2020 của 1 số trường uy tín công bố (sự khác biệt nằm ở các điều kiện kèm theo gói học)

Vậy thì cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe ở đây là đang đánh vào tâm lý ham rẻ, thích rẻ của số đông người Việt. Nhưng bất cứ cái gì cũng có giá sàn tức là mức thấp nhất của nó, cũng là tính phổ biến của các trung tâm, vậy thì có một số các trung tâm dạy lái xe ô tô TPHCM tự nhiên học phí được đưa ra giảm thấp hơn quá nhiều so với mức giá sàng thì cần phải cần xem lại chứ không bạn đã trúng cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe rồi đấy.

7) “Đăng ký ngay được Học nhanh, thi sớm cấp tốc, học lái ôtô 1-3 tháng là có bằng”:

Quy định của Luật Dạy nghề nêu rõ – thời gian đào tạo sơ cấp nghề với khoá học lái xe ôtô hạng B2 là 93 ngày, hạng C là 135 ngày. Đây là quy định rất rõ ràng và không có chế độ “cấp tốc” hay “ưu đãi” cho ai cả.

Cạnh đó, thời gian học, thi lý thuyết, tập lái và thi sát hạch tay lái đến lúc có bằng của một học viên trung bình là 3 tháng, không thể “đốt cháy” thời gian như những lời quảng bá trên. Cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe này là việc đang dùng cách đánh vào quỹ thời gian của từng học viên. Nên không có gì phải vội, không có gì phải nôn nóng, học lý thuyết đủ, học thực hành đủ thì bạn sẽ tới ngày thi tốt. Như thế thì cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe này không còn đất sống.

* Trên đây là 7 yếu tố nhận diện cơ sở MA –  các cơ sở, trung tâm môi giới vô trách nhiệm, làm ăn chụp giật, cũng là cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe đến đăng ký ở trung tâm. Mong muốn đóng góp 1 chút ý kiến nhằm tạo ra một môi trường đào tạo lái xe trong sạch, chất lượng và chặn đứng hết các cách lừa đảo học viên đăng ký học thi lái xe của các cơ sở kém chất lượng nhé.

Dự kiến quý 1 năm 2021 sẽ tăng bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết lái xe lên 600 câu hỏi (thay vì 450 câu hỏi b2)

Theo Tổng cục Đường bộ VN, sau khi sửa Thông tư số 12 về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, từ quý I/2021 sẽ tăng bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết lái xe từ 450 câu hiện nay lên 600 câu. Trong đó có 100 câu hỏi thuộc dạng điểm liệt. Học viên trả lời sai 1 câu nhưng câu sai thuộc 1 trong 100 câu điểm liệt sẽ bị đánh trượt. Nghĩa là nếu đề thi có 30 câu mà làm đúng 29 câu, nhưng 1 câu sai thuộc câu điểm liệt sẽ bị trượt.

Biện pháp này nhằm ngăn chặn tình trạng “chống trượt” trong khi lấy bằng lái xe. Đặc biệt, học viên không mang điện thoại, thiết bị thông tin vào phòng thi lý thuyết, xe thi thực hành. Học viên vi phạm sẽ không được cấp bằng lái xe trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Tổng cục Đường bộ VN cũng thông tin thêm vào 2020 sẽ hoàn thành việc kết nối chia sẻ dữ liệu với Cục Cảnh sát giao thông để phục vụ việc phát hiện, xử lý tài xế gian dối để xin cấp lại bằng lái triệt để hơn. Nếu phát hiện tài xế khai báo gian dối việc mất bằng lái để cấp lại bằng khác sẽ thu bằng, sau 5 năm mới được học và cấp lại bằng lái xe như trường hợp cấp bằng lái lần đầu. Nếu trường hợp bị thu bằng hạng D, hạng E vẫn phải học lại bằng lái từ hạng B

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Rate this post
Call Now Button