Những quy định và biển báo giao thông mới cần biết
Kính chào quý vị và các bạn, tiếp theo chủ đề về giao thông, hôm nay kênh phổ biến pháp luật sẽ trao đổi cùng với quý vị và các bạn một số điểm mới thường xuyên va chạm trong quy chuẩn 41 năm 2016 mà các lái xe cần phải chú ý về biển báo giao thông đường bộ, thay thế cho quy chuẩn 41 năm 2012.
Thì điểm mới thứ nhất: nếu ai đang nghiên cứu quy chuẩn 41 năm 2016 thì dễ dàng nhận thấy các biển báo hiệu, biển báo cấm, biển nhiều lệnh đã rõ ràng dễ hiểu hơn rất nhiều theo hướng nhìn biển thế nào thì đi thế đó. Không còn cái tình trạng là phải đoán mò như trước, một trong những điểm mới quan trọng trong cái quy chuẩn 41 năm 2016 đó là quy định đặt biển hạn chế tốc độ tối đa trung gian, theo đó trong trường hợp chuyển tiếp từ giá trị tốc độ lớn xuống giá trị tốc độ nhỏ mà sự chênh lệch giữa hai giá trị tốc độ này lớn, thì nên đặt biển hạn chế tốc độ tối đa trung gian.
Trên các diễn đàn xã hội quy định này được rất nhiều chủ phương tiện đánh giá là rất hay, do phù hợp với tình hình thực tế khi tham gia giao thông, chấm dứt cái tình trạng mà đang bôn bôn trên đường ở tốc độ cao mẫu phanh cháy đường khi gặp biển hạn chế tốc độ đột ngột, đoạn chuyển tiếp trung gian được quy định là không nhỏ hơn 250 mét cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 120km/h xuống 100km/h và không nhỏ hơn 200 mét cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 100km/h xuống 80km/h và không nhỏ hơn 150 mét cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 80km/h xuống 60km/h.
Cái điểm mới thứ 2: Đó là các phương tiện chính thức được vượt bên phải, khi đi trên đường có nhiều làn đường và làn bên phải không cấm loại xe đó, lái xe được phép vượt phải vì trong quy chuẩn 41 có định nghĩa vượt phải như sau: Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều, các phương tiện không được phép vượt phải trong một số trường hợp quy định tại luật giao thông đường bộ. Thưa các bạn thì theo khái niệm trên về cơ bản khi lưu thông là lái xe được phép vượt phải, tuy nhiên có một số trường hợp không được phép vượt phải được quy định trong luật giao thông đường bộ. Ví dụ như các trường hợp có biển cấm vượt hoặc là phía trước có chướng ngại vật…vv… Và một trường hợp nữa không được phép vượt phải là khi đi trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều, còn là trên các tuyến cao tốc và các tuyến đường có nhiều làn thì lái xe được phép vượt phải theo quy định mới.
Xem Thêm Bài Viết Cùng Chuyên Mục
Chúng ta sang cái điểm mới thứ 3 của quy chuẩn 41 năm 2016 : Đó là lần đầu tiên có biển quy định tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm đó là biển P 127A, đây là quy định mà bám sát tình hình thực tế, bởi tâm lý đa số người điều khiển phương tiện thường hay chủ quan đi quá tốc độ vào ban đêm khi đường vắng, dẫn đến nhiều vụ tai nạn xảy ra do thiếu quan sát không làm chủ được tốc độ. Theo quy định này, biển sẽ được áp dụng trong một số trường hợp qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường ít xe chạy.
Cái điểm mới thứ tư của quy chuẩn 41 năm 2016 : Đó là quy định cho phép đỗ xe lếch chân trên vỉa hè, cũng không khiến ít cánh tài xế đặt biệt là những người sống tại khu vực đô thị vui mừng, nếu như trước đây khi quy chuẩn 41 năm 2012 thì lại không quy định người điều khiển phương tiện được phép đỗ xe trên hè phố, thì theo quy chuẩn mới tại điểm E 8A, biển số 408A quy định rõ để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe một phần trên hè phố rộng thì phải đặt biển số I 408A nơi đỗ xe một phần trên hè phố sẽ phải đỗ từ ½ thân xe trở lên trên hè phố. Theo nhận xét của các nhà luật sư và những người tham gia giao thông khi quy định mới này đã cởi trói cho rất nhiều chủ phương tiện, đặt biệt là những người thường xuyên sử dụng ô tô tại khu vực nội đô, nơi mà tất đất tất vàng vốn đang thiến diện tích dành giao thông tĩnh. Đồng thời quy định này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng các phương tiện dừng đỗ lẫn chiếm lòng đường, lề đường gây cản trợ giao thông.
Chúng ta sang điểm mới thứ 5 của quy chuẩn 41 năm 2016: Đó là tại phụ lục E phần quy định ý nghĩa sử dụng biển chỉ dẫn của quy chuẩn 41 năm 2016 mục B phần vạch 2.2 đó là cái vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn liền nét được áp dụng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác, xe không được lẫn làn, không được đè lên vạch. Đây là điểm mới mà các chủ phương tiện cần lưu ý nếu không muốn mất tiền oan bởi trước đây các phương tiện được phép đè vạch đối với đường trên 60km/h thì nay không được lẫn làn, không được đè vạch.
Một các điểm mới tiếp theo của quy chuẩn 41 năm 2016: Đó là cái việc đưa biển 412 mà chúng ta vẫn quen gọi là điểm phân làn, từ nhóm biển chỉ dẫn sang thành nhóm biển hiệu lệnh, bắt buộc lái xe phải chấp hành, lái xe phải đi theo đúng làn đường phù hợp các loại phương tiện mà mình đang điều khiển.
Cái điểm mới thứ 7 của quy chuẩn 41 năm 2016: Đó là tại điểm 3.1 khái niệm đường cao tốc đã được làm rõ, theo đó đường cao tốc là đường dành riêng cho xe ô tô và một số loại xe chuyên dùng được phép đi vào, theo quy định của luật giao thông đường bộ đây là bước tiến mới, chấm dứt các tình trạng xe mô tô, xe gắn máy cũng đi vào đường cao tốc gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia trước đây.
Điểm mới tiếp theo của quy chuẩn 41 năm 2016: Đó là xe bán tải thì được xem như xe con, nếu trước đây chưa có quy định cụ thể về các trường hợp xử lý xe bán tải khi tham gia giao thông trong các tình huống như phân làn, đi giờ cấm do đó dẫn đến tình trạng tranh cãi vì nhiều ngời cho rằng xe bán tải phải xử lý tương tự như xe tải, do cùng mang biển số CD. Cũng có nhiều người cho rằng xe bán tải chỉ xử lý như xe con, bởi số chỗ ngồi trên xe và tải trọng của xe tranh cãi trên sẽ chấm dứt theo quy chuẩn 41 năm 2016, theo quy định mới thì xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn ghi theo giấy đăng kiểm và từ 5 chỗ ngồi trở xuống được coi là xe con, như vậy các dòng xe bán tải đáng bán phổ biến tại Việt Nam như: Forzazo, Mitsubishi, Nissan, Toyota thì được coi là xe con theo quy chuẩn 41 năm 2016. Tuy nhiên quy chuẩn 41 năm 2016 chỉ áp dụng cho hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ, vì vậy bán tải được coi là xe con chỉ có hiệu lực trong phạm vi về biển báo chỉ dẫn giao thông và không được coi là xe con trong quy định niên hạn sử dụng 200 đăng ký biển số.
Một Số Các Dịch Vụ Tại Đồng Tâm:
Cái điểm mới tiếp theo: Đó là cái biển cấm rẽ trái không cấm quay đầu, đây chính là biển báo P123 có tác dụng cấm rẽ trái hoặc cấm rẽ phải, nhưng không có giá trị cấm quay đầu xe tức là nếu gặp biển này thì chúng ta vẫn được phép quay đầu xe, ngoài ra thì giới tài xế còn có thắc mắc về biển cấm ô tô rẽ trái là ký hiệu là P103C thì có đồng nghĩa với cấm quay đầu hay không? Điều này quy chuẩn 41 năm 2016 không có thay đổi gì so với quy chuẩn 41 năm 2012, cả 2 biển trên đều không đề cập đến nội dung cấm quay đầu khi mô tả về biển 103C, như vậy thì cũng không tồn tại khái niệm cấm ô tô rẽ trái thì cấm luôn quay đầu và do vậy thì ô tô mặc dù bị cấm rẽ trái nhưng vẫn được phép quay đầu.
Một điểm mới tiếp theo: Đó là cái biển báo khu dân cư, thì trước đây nhiều tài xế thường bị xử lý cái lỗi này, vì chạy quá tốc độ trong khu dân cư vì nhầm tưởng là đã hết sau khi đi cả một quãng dường dài không có biển báo, theo quy chuẩn 41 năm 2016 quy định tại cái điều 38 đã tránh hiểu lầm như sau: Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các đường giao nhau, biểu hiệu lệnh phải được nhắc lại đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh, nếu không có biển nhắc lại thì biểu hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.
Một điểm mới tiếp theo của quy chuẩn 41 năm 2016: Đó là cách cắm biển báo theo quy chuẩn cũ năm 2012 thì có viết: Trên những đường xe chạy với tốc độ cao mà có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy. Có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn, theo quy định cũ mà viết như vậy thì những các nơi không có giá long môn thì tài xế sẽ khó quan sát, thế nhưng theo quy chuẩn mới năm 2016 thì có viết: Trên những đường mà có xe chạy, có từ 2 làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn trong trường hợp mà không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn thì có thể lắp đặt thêm biển báo ở phía bên trái của chiều xe chạy. Như vậy là theo cách lắp điểm mới của quy chuẩn 41 năm 2016 thì đã mở ra cách cắm biển rất đầy đủ và dễ quan sát hơn với 2 biển báo ở 2 bên đường.
Chúng tôi sang một cái điểm mới nữa tại quy chuẩn 41 của năm 2016: Đó là cái việc hướng dẫn tham gia giao thông khi có đèn vàng, theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiểu đường bộ ban hành kèn theo thông tư số 06 năm 2016, thì khi tín hiệu đèn vàng bật sáng người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn (vạch dừng xe) nếu không có vạch sơn dừng xe thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn (vạch dừng xe) thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau để tránh nguy hiểm, ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu, vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân thủ theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu. Trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định.
Kính thưa quý vị và các bạn, như vậy là chúng tôi đã trình bày xong với quý vị và các bạn những điểm lưu ý mới nhất của quy chuẩn 41 của năm 2016 về hệ thống biển báo hiệu đường bộ, xin chào và hẹn gặp lại quý vị và các bạn ở những video lần sau, cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi!