Fraud Blocker

Sơ Lược Các Loại Cảm Biến Trên Ô Tô Hiện Nay

CÁC LOẠI CẢM BIẾN TRÊN Ô TÔ HIỆN NAY – ĐÔI ĐIỀU SƠ LƯỢC

(Phụ Đề Video về các loại cảm biến trên oto dành cho người nghe không rõ)

Mình xin chào các bạn, mình chúc các bạn một ngày gặp nhiều may mắn. Hôm nay thì mình xin trình bày về các loại cảm biến thường có trên ô tô, thì đây là cái vi-đi-ô mà mình làm theo ý tưởng của một bạn đóng góp, xin mời các bạn cùng theo dõi.

Sơ Lược Các Loại Cảm Biến Trên Ô Tô Hiện Nay 6

Thưa các bạn hiện nay thì rất nhiều hoạt động của CA ô tô đều thông qua các cảm biến và các ECU chúng được ví giống như các giác quan trên cơ thể con người, còn các ECU thì nó giống như bộ não tiếp nhận các từ các giác quan để đưa ra các chỉ thị phù hợp cho cơ thể, vậy trên ô tô thì sẽ có những cái loại cảm biến như thế nào? Và vai trò của chúng ra làm sao? Thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu đôi điều về một số cái cảm biến như sau:

>>> Cho Thuê Xe Bổ Túc Tay Lái Giá Rẻ <<<

  • Thứ nhất là cảm biến vị trí trục khuỷu: Các vị trí trục cam và cảm biến tốc độ, thì mình gộp chung ba cái loại này là một, bởi vì nguyên tắc chung của ba loại này là nó sẽ có một cuộn dây nhỏ gắn kèm với lại một đĩa sắt có viền răng cưa, đĩa sắt này được gắn với lại cu li hoặc là được gắn với trục cam hoặc là được gắn trực tiếp với lại bánh xe. Thì khi mà cái đĩa sắt này nó quay thì các cái răng cưa này nó sẽ chuyển động qua cái đầu cuộn dây, làm cho cái từ trường trong cuộn dây là thay đổi từ đó làm xuất hiện cái dòng điện cảm ứng trong cuộn dây, kết quả là sẽ tạo ra một cái chuỗi xung điện. Thì cái nguyên tắc hoạt động này thì nó dựa trên cái hiệu ứng hôn trong vật lý, khi mà các ECU nó nhận được những cái xung điện này thì nó sẽ đếm cái số xung này và từ đó nó sẽ tính toán ra được cái vị trí của trục khuỷu, hoặc là vị trí của trục cam cũng như là tốc độ của CA. Thì cái tác dụng của cái cảm biến vị trí trục khuỷu và vị trí trục cam là giúp cho ECU nó quyết định chính xác được cái thời điểm phun xăng và thời điểm đánh lửa tối ưu, còn cảm biến tốc độ gắn trên bánh xe thì giúp cho cái hệ thống chống bốp cứng phanh ABS hoạt động và trên một số CA thì cái tốc độ nó được hiện thị dưới dạng số, thì bộ phận hiện thị nó cũng lấy cái tín hiệu từ cái cảm biến này, khi cảm biến trục khuỷu bị hỏng thì động cơ sẽ có thể dừng hoạt động. Còn nếu mà hỏng cái cảm biến trục cam thì xe có thể khó khởi động hay chết máy, hoặc là không đáp ứng được cái công suất và khi đó thì các cái đèn báo lỗi động cơ nó sẽ báo sáng.

Bộ 150 Câu Hỏi Cho Bài Thi Sát Hạch Bằng Lái Xe A1

Sơ Lược Các Loại Cảm Biến Trên Ô Tô Hiện Nay 7

  • Thứ hai là cảm biến vị trí bướm ga (viết tắt là TPS): Thì cảm biến này có nhiệm vụ là đo độ mở của bướm ga, giúp ECU điều chỉnh được lượng phun nhiên liệu tối ưu theo cái độ mở của bướm ga đó. Trên các dòng xe số tự động thì cảm biến vị trí bướm ga giúp vận hành cái hệ thống kiểm soát quá trình sang số, cảm biến vị trí bướm ga hiện có nhiều loại, xong đơn giản và rẻ nhất nó chỉ là một cái biến trở được gắn vào cái trục của cái bướm ga, thì khi quay bướm ga thì cái biến trở này nó sẽ quay theo cái trục đó, và ECU sẽ đo được cái độ mở của bướm ga thông qua sự thay đổi điện áp đặt trên cái biến trở đó. Khi mà hỏng cảm biến này thì cái đèn báo lỗi động cơ sẽ sáng và khi tăng tốc thì xe nó sẽ không đáp ứng kịp thời và hộp số tự động mà lúc sang số nó sẽ hoạt động không bình thường, và có thể là hay gặp tình trạng là hay chết máy.
  • Thứ ba là cảm biến đo lưu lượng của khí nạp (viết tắt là AFM): Vai trò của cái cảm biến loại này nó để đo cái lưu lượng khí nạp vào động cơ, giúp ECU nó có thể điều chỉnh được lượng mà nhiên liệu phun vào, sao cho nó đúng với lại cái tỉ lệ. Thì cảm biến lưu lượng khí nạp thì được gắn trên cổ hút và thường có cấu tạo bởi một cái màng lưới được nung nóng và khi không khí thổi qua, thì nó sẽ làm cho cái màng lưới này tùy vào cái độ mạnh yếu của luồng khí mà cái màng lưới này cái nhiệt độ nó sẽ giảm đi nhiều hay là ít. Thì qua đó thì cái điện trở của cái màng lưới này nó sẽ giảm đi nhiều hoặc là ít cũng tương ứng, thì dựa vào cái hiệu ứng nhiệt điện trở này mà ECU nó sẽ xác định được cái lưu lượng khí nạp vào động cơ, thì khi cảm biến này hỏng thì cái đèn báo lỗi động cơ nó sẽ sáng lên hoặc là nhấp nháy, động cơ chạy nó sẽ ồn hơn và tụt công suất, tốn nhiên liệu nhiều hơn.

Sơ Lược Các Loại Cảm Biến Trên Ô Tô Hiện Nay 8

  • Thứ tư là cảm biến kích nổ gọi là knock sensor: Thì cảm biến kích nổ được chế tạo bằng tinh thể thạch anh, khi có áp lực tác dụng lên nó thì nó sẽ sinh ra điện áp, cảm biến kích nổ được gắn vào thành xi lanh hoặc là ở trên nắp máy, nó có hình dáng giống như một cái con ốc bình thường, cái nhiệm vụ của nó là phát hiện ra cái hiện tượng kích nổ sớm của nhiên liệu, nhất là khi mà chúng ta sử dụng cái xăng có chỉ số ốc tam thấp hơn so với lại cái mức mà nhà sản xuất ô tô nó quy định, tức là nó có thể giúp ngăn chặn cái việc tự kích nổ của xăng trước khi mà buri đánh lửa, thì khi kích nổ sớm thì máy nó sẽ rung hơn bình thường và thường phát ra tiếng gõ lớn. Chính vì vậy mà một số nơi thì còn gọi cái cảm biến này là cảm biến gõ, thì cảm biến này được thiết kế là có cái tần số hoạt động trùng với là số rung của động cơ khi có hiện tượng kích nổ xảy ra. Thì nếu mà xảy ra cái hiện tượng kích nổ nó sẽ xuất hiện cái hiệu ứng cổng hưởng và lúc này thì cái áp lực tác động lên cái tinh thể thạch anh là lớn nhất và sinh ra một điện áp, thì nhờ đó mà ECU nó nhận biết được cái hiện tượng là kích nổ xảy ra, và đưa ra các cái điều chỉnh phù hợp như là giảm gốc đánh lửa của buri và trên một số dòng xe thì nó có thể đưa ra cái chỉ thị nhằm hạn chế cái tốc độ của động cơ, thì khi mà cái cảm biến này nó hỏng thì xe thường phát ra cái tiếng gõ khi tăng tốc, và sáng đèn báo lỗi động cơ.
  • Thứ năm là cảm biến Oxy: Cảm biến Oxy nó có vai trò là kiểm soát cái luồng khí thải và từ đó giúp điều chỉnh cái tỉ lệ không khí và nhiên liệu, sao cho cái việc đốt cháy nhiên liệu là tối ưu nhất, thì cái việc mà tồn dư nhiều Oxy trong khí thải thì sẽ góp phần làm gia tăng cái hàm lượng khí NOX rất là độc hại cho môi trường, cảm biết Oxy thường được đặt trong ống xả, thường là ở vị trí trước và sau cái bộ chuyển đổi xúc tác, khi luồng khí xả đi qua cảm biến mà có lượng Oxy cao thì điện áp trên cảm biến nó sẽ ở mức thấp, còn ngược lại nếu hàm lượng Oxy thấp thì điện áp ra thì nó sẽ ở mức cao, thì dựa vào các cái mức điện áp này mà ECU nó sẽ điều chỉnh cái thời gian đóng mở kim phun, sao cho cái tỉ lệ hòa trộn giữa không khí và nhiên liệu được phù hợp.
  • Thứ sáu là cảm biến đỗ xe hoặc là cảm biến va chạm: Các cảm biến này thì thường được gắn xung quanh xe, nhằm phát hiện và cảnh báo các cái va chạm có thể xảy ra đối với lại xe ô tô. Thì cái cách làm việc của nó là nó sẽ đo cái khoảng cách từ xe đến các cái chướng ngại vật xung quanh, nó giống với nguyên tắc của một cái Ra-Đa quân sự, tức là các cái cách cảm biến này nó sẽ phát ra các cái bức xả và nó sẽ thu nhận các cái tín hiệu phản xả dội ngược lại, từ đó nó sẽ tính toán được cái khoảng cách đến các cái chướng ngại vật, thì các cái cảm biến này thường là loại được sử dụng sóng siêu âm hoặc là sóng điện từ, thì như các bạn có thể thấy là trên một cái dòng xe đời mới hiện nay thì một số cái loại xe nó được trang bị một cái máy quét Ra-Đa đặt ở phía sau kính chắn gió, thì có thể phát hiện ra các cái chướng ngại vật hỗ trợ cái việc lái xe cho tài xế hoặc như là một số cái công nghệ mới hiện nay người ta có thể áp dụng ví dụ như là công nghệ nhận diện hình ảnh, nhưng mà cái công nghệ này nó vẫn còn một số cái hạn chế, nên là chưa được áp dụng rộng rãi trên các cái xe thương mại.

Sơ Lược Các Loại Cảm Biến Trên Ô Tô Hiện Nay 9

  • Thứ bảy là cảm biến áp suất lốp: Thì ngoài đo được áp suất của lốp xe thì các cái cảm biến áp suất lốp, nó còn cho chúng ta biết được cái nhiệt độ của từng lốp xe, từ đó có thể giúp cho tài xế sớm biết được các cái tình trạng mà có thể dẫn tới nguy hiểm. Đặc biệt áp suất lốp xe còn rất quan trọng đối với lại vận hành và tiết kiệm nhiên liệu của xe, cảm biến áp suất lốp hiện nay thì thường là loại cảm biến điện trở hoặc là điện dung, tức là khi áp lực tác động lên một lớp màng thì nó sẽ làm cho cái lớp màng đó bị biến dạng và uốn cong, từ đó nó sẽ làm thay đổi cái điện trở hoặc là điện dung của cái lớp màng đó, thì cái mạch xử lý tín hiệu sẽ tiếp nhận những cái thay đổi này và truyền về xe thông qua một mạch phát vô tuyến tần số là rơi vào khoảng 40 héc, thì các cái mạch này thường có một nguồn nuôi là một viên pin nhỏ, nếu thấy hệ thống cảm biến áp suất lốp mà không làm việc thì rất có thể là cái viên pin đấy nó sẽ hết năng lượng và cần phải thay pin mới, chứ chưa chắc là nó đã hỏng cái hệ thống cảm biến. Trên các xe mà nó không có cái hệ thống cảm biến áp suất lốp thì hiện nay chúng ta có thể lắp thêm đươc, giá đâu đó là khoảng 2-3 triệu một bộ. Khi đó thì cái tín hiệu nó sẽ được gửi trực tiếp về điện thoại thông minh của chúng ta thông qua một cái ứng dụng đi kèm.
  • Thứ tám là cảm biến nhiệt độ nước làm mát: Thì mục đích của cái cảm biến này là theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ của nước làm mát để giúp động cơ được hoạt động một cách ổn định, cấu tạo chính của cái bộ cảm biến này thực tế nó là một cái nhệt kế điện trở, thì khi nhiệt độ thay đổi thì nó sẽ làm cho điện trở của cái đầu đo nó sẽ thay đổi theo. Thì các cái tín hiệu của cảm biến nhiệt độ gửi về ECU thì có thể giúp cho ECU đưa ra quyết định tác động đến việc là có thể thay đổi cái việc phun nhiên liệu hoặc là thay đổi cái thời gian đánh lửa, hoặc là trên một số xe nó có thể tắt hoặc mở cái hệ thống quạt làm mát bằng điện.

 

  • Thứ chín là cảm biến góc quay và tốc độ đánh lái: Về cấu tạo của lạo cảm biến này trên các dòng xe hiện đại thì cũng giống như là cảm biến đo tốc độ, và đo vị trí trục khuỷu mà mình vừa mới trình bày ở trên, thì cái việc mà xác định được góc đánh lái cũng như là tốc độ đánh lái sẽ phục vụ cho cái hệ thống trở lực điện tay lái và hệ thống cân bằng điện tự nó hoạt động.

Sơ Lược Các Loại Cảm Biến Trên Ô Tô Hiện Nay 10

  • Cuối cùng đó là cảm biến kích nổ túi khí: Thì đây là một cái vấn đề mà được nhiều người rất là quan tâm trong thời gian vừa qua, khi mà các dòng xe của Toyota khi mà xảy ra va chạm thì túi khí không bung, nhiều người đã đặt ra cái vấn đề có thể cái cảm biến của túi khí này nó sẽ hoạt động không tốt, thì cái cảm biến túi khí này nó được bố trí tại các vị trí ở khung sườn của xe. Thì bản chất thì nó chỉ như giống như là một công tắc điện mà nó chỉ đóng mạch khi mà có va chạm mạnh xảy ra, cấu tạo của cái cảm biến kích nổ túi khí thì khá đơn giản thì các bạn có thể quan sát thì nó có thể bao gồm một cái lá thép mỏng được cuộn lại, và khi xảy ra va chạm thì do quán tính thì cái cuộn dây này nó sẽ bung ra và lăn về phía chốt B từ đó nó sẽ đóng kín mạch điện, hoặc là một số loại thì được cấu tạo là gồm một cái viên bi nó được đặt trong một cái ống hình trụ, khi và chạm mạnh thì nó sẽ làm cho viên bi này văng về phía bên tay phải của hình vẽ đó. Thì lúc đó thì nó sẽ đè lên hai cái điện cực màu vàng và làm đóng mạch, cái việc mà ô tô mà khi va chạm mà không bung túi khí thì có thể nguyên nhân là do cảm biến kích nổ chưa đóng mạch hoặc là kể cả nó có đóng mạch đi chăng nữa các cái thông số khác mà nó chưa thỏa mãn, ví dụ như là cái độ giảm tốc chẳng hạn thì ECU nó cũng chưa kích nổ được túi khí.

>>> Click Xem Chia Sẻ Môt số Bài Viết Review Xe Ô Tô <<<

Thì trên đây mình đã trình sơ lược về một số loại cảm biến trên ô tô, vì thời gian khá eo hẹp nên phần trình bày của mình còn rất là sơ sài mong được sự góp ý của các bạn. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong các cái vi-đi-ô tiếp theo của mình!

Blog Giao Thông Chia Sẻ

Rate this post
Call Now Button