Cách Kiểm Tra Giấy Phép Lái Xe Thật Hay Giả

Giấy phép lái xe là loại giấy tờ quan trọng, bắt buộc phải mang theo đối với chủ điều khiển xe khi tham gia giao thông. Giấy phép lái xe phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền mới được xem là đúng quy định. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, cùng nhiều hình thức giả mạo tinh vi, hiện nay, giấy phép lái xe rất dễ bị làm giả và khó phát hiện.

Vậy có những cách nào để kiểm tra được giấy phép lái xe thật hay giả? Sử dụng bằng lái giả sẽ bị xử phạt như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé.

1 Giấy Phép Lái Xe Là Gì & Do Cơ Quan Nào Cấp?

Giấy phép lái xe là một loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân tham gia lưu thông, vận hành trên đường bộ bằng các phương tiện như xe máy, xe ô tô, mô tô, xe buýt, xe khách…

Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền cấp bằng lái xe trong phạm vi cả nước.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền cấp bằng lái xe trong phạm vi cả nước.

Theo nội dung Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, đơn vị có thẩm quyền cấp bằng lái xe cho người tham gia giao thông gồm:

  • Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền cấp bằng lái xe trong phạm vi cả nước.
  • Sở Giao thông vận tải tỉnh/thành phố có quyền cấp bằng lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

2 Giấy Phép Lái Xe Gồm Những Hạng Nào?

Căn cứ vào loại phương tiện điều khiển, giấy phép lái xe được chia thành các hạng sau:

  • Đối với các loại xe mô tô và xe ba bánh gồm các hạng: A1, A2, A3, A4.
  • Đối với các loại xe ô tô và xe đầu kéo có rơ moóc gồm các hạng: B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE…
Các loại giấy phép lái xe tại Việt Nam
Các loại giấy phép lái xe tại Việt Nam

3 Những Cách Tra Cứu Giấy Phép Lái Xe Thật Hay Giả

Để kiểm tra giấy phép lái xe thật hay giả, bạn có thể sử dụng 4 cách dưới đây:

Tra cứu thông tin qua website của Cục Đường Bộ Việt Nam

Đây là website chính thức của Cục Đường Bộ Việt Nam và có sự giám sát của Bộ Giao Thông Vận Tải, được sử dụng để kiểm tra thông tin bằng lái xe có chính thống, chuẩn xác hay không.

Việc tra cứu được thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Truy cập vào link: https://gplx.gov.vn/.
  • Bước 2: Nhập các thông tin gồm: loại bằng lái xe, số bằng lái xe, mã bảo vệ, ngày/tháng/năm sinh. Sau đó nhấp chọn “Tra cứu giấy phép lái xe”.
  • Bước 3: Kiểm tra kết quả được thông báo.
Tra cứu thông tin qua website của Cục Đường Bộ Việt Nam
Tra cứu thông tin qua website của Cục Đường Bộ Việt Nam

Nếu hệ thống hiển thị đầy đủ và chính xác các thông tin đã tra cứu về họ tên, loại xe, số seri, thời gian trúng tuyển, ngày cấp, nơi cấp, ngày hết hạn thì bằng lái xe là thật. Ngược lại, nếu kết quả thông tin không trùng khớp thì giấy phép lái xe của bạn là giả.

Trường hợp website thông báo không tìm được số giấy phép lái xe đã nhập, bạn cần kiểm tra xem đã điền đúng thông tin chưa.

Nếu nhập đúng thì có hai trường hợp một là giấy phép lái xe của bạn là giả; hai là thông tin chưa được cập nhật lên hệ thống nên khi tra cứu không hiển thị. Lúc này cần liên hệ Sở Giao thông Vận để cập nhật và bổ sung thông tin.

Kiểm tra bằng tin nhắn

Thực hiện tra cứu thông tin giấy phép lái xe qua tin nhắn bằng cách soạn tin với cú pháp: TC [dấu cách] [Số GPLX] và gửi đến số điện thoại 0936.083.578 hoặc 0936.081.778.

Hệ thống sẽ phản hồi các thông tin gồm hạng giấy phép lái xe, ngày cấp, nơi cấp, số seri… đến số điện thoại của bạn.

Phí tin nhắn: từ 500 – 2000 đồng/tin nhắn.

Lưu ý: Cách kiểm tra bằng lái xe thật hay giả qua tin nhắn chỉ áp dụng được đối với giấy phép lái xe thẻ PET.

Tra cứu bằng mã QR trên giấy phép lái xe

Căn cứ theo khoản 28 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT về giấy phép lái xe, nếu giấy phép lái xe được cấp sau ngày 1/6/2020 mà không có mã QR ở mặt sau thì có thể là giả.

Mã này được in ở góc trái của mặt sau của giấy phép lái xe thẻ PET. Mã QR được liên kết với hệ thống quản lý giấy phép lái xe và sử dụng để đọc, giải mã thông tin trên bằng lái xe.

Tra cứu bằng mã QR trên giấy phép lái xe
Tra cứu bằng mã QR trên giấy phép lái xe

Đối với bằng lái xe có mã QR, bạn có thể sử dụng các ứng dụng quét mã trên Zalo, Barcode Việt… để kiểm tra xem giấy phép lái xe có phải là thật không. Sau khi quét, các thông tin sẽ được hiển thị gồm: họ tên, số giấy phép lái xe, ngày/tháng/năm sinh, nơi cấp…

Nếu thực hiện quét mã QR nhưng thông tin nhận được không đúng với nội dung trên bằng lái hoặc thông tin không hiển thị thì giấy phép lái xe có thể là giả.

Tuy nhiên, ngoài khả năng bằng lái xe là giả, việc kiểm tra không ra kết quả có thể do thông tin bị nhập sai hoặc giấy phép lái xe chưa được cập nhật thông tin lên hệ thống. Do đó, bạn cần nhập chính xác và đầy đủ khi tra cứu.

Kiểm tra bằng Căn cước công dân gắn chip

Bạn có thể tra cứu bằng lái xe qua căn cước công dân gắn chip nếu thông tin đã được tích hợp trên cơ sở dữ liệu quốc gia.

Kiểm tra bằng Căn cước công dân gắn chip
Kiểm tra bằng Căn cước công dân gắn chip

Cách tra cứu gồm 3 bước:

  • Bước 1: Tải ứng dụng VNEID về điện thoại.
  • Bước 2: Mở và tiến hành đăng nhập vào ứng dụng VNEID. Nếu chưa có tài khoản thì chọn đăng ký để tạo tài khoản.
  • Bước 3: Chọn tính năng quét mã QR >> Thực hiện quét mã QR trên CCCD gắn chip.
  • Bước 4: Xem kết quả về thông tin giấy phép lái xe.

4 Sử Dụng Bằng Lái Xe Ô Tô, Xe Máy Giả Phạt Bao Nhiêu Tiền?

Căn cứ theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về độ tuổi, sức khoẻ đúng theo quy định. Đặc biệt phải có bằng lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Sử dụng giấy phép lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền
Sử dụng giấy phép lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền

Do vậy, những trường hợp sử dụng giấy phép lái xe giả sẽ được xem là vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP với mức phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1- 2 triệu đồng khi sử dụng bằng lái xe giả đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô.
  • Phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng khi sử dụng bằng lái xe giả đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh.
  • Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng khi sử dụng bằng lái xe giả đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Hy vọng nội dung bài viết trên đã cung cấp cho bạn những cách hữu ích để kiểm tra giấy phép lái xe là thật hay giả. Nếu muốn tìm hiểu thêm những thông tin, quy định liên quan đến giấy phép lái xe, hãy truy cập vào website của chúng tôi nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Call Now Button