5 bước lựa chọn một mẫu xe ưng ý – không phải ai cũng biết
Bước 01: Mua xe mới hay xe cũ: mua xe mới sẽ nhận được 2 đến 3 năm bảo hành chính hãng và chúng ta gần như không có nỗi lo lắng gì khi vận hành chiếc xe; ngược lại nếu mà các bạn chấp nhận cùng một mức tiền đó mua một chiếc xe cũ thì các bạn có thể mua được những chiếc xe ở phân khúc cao hơn, nhiều trang bị hơn nhưng bù lại chi phí vận hành và rủi ro sẽ cao hơn. Do đó với những người mua xe làn đầu thì nên mua những chiếc xe mới được bảo hành chính hãng.
Bước 02: Lựa chọn phân khúc xe: cách phân chia các phân khúc xe ở thị trường Việt Nam hiện nay phổ biến là theo thị trường châu Âu tức là chia theo bảng chữ cái từ hạng A cho tới hạng F, và cũng không có một quy định cụ thể về phân chia các phân khúc như thế nào, thường thì người ta thường ghép những chiếc xe có cùng trục cơ sở, thể tích bên trong xe vào cùng một phân khúc.
Phân khúc hạng A (những chiếc xe cỡ nhỏ dành cho đô thị)
+ Phân khúc hạng B, vẫn chủ yếu phục vụ nhu cầu di chuyển ở trong đô thị nhưng nó bắt đầu an toàn hơn để các bạn có thể di chuyển ở trên những quãng đường dài, tất nhiên là những chiếc xe ở phân khúc hạng B có thiết bị an toàn và những trang bị theo xe cao hơn so với hạng A và chi phí vận hành bắt đầu cao lên. Ở phân khúc hạng B bên cạnh những chiếc xe gầm thấp cũng có những chiếc xe gầm cao được phát triển ở trên khung gầm cử những chiếc xe gần thấp tương đương.
+ Phân khúc hạng C, những mẫu xe này có trục cơ sở và thể tích lớn hơn phân khúc hạng B khá là nhiều và nó đã có đủ không gian để có thể phục vụ được những gia đình nhỏ, ngoài ra thì những chiếc xe hạng C nó sẽ an toàn hơn để các bạn di chuyển trên đường dài ở vận tốc cao. Tương tự như là ở phân khúc hạng B, thì phân khúc hạng C cũng sẽ có những chiếc xe gầm cao tương ứng.
+ Phân khúc hạng D (những chiếc xe cỡ lớn ở thị tường châu Âu hoặc là cỡ trung ở thị trường Mỹ, ngoài ra cũng bao gồm một số chiếc xe hạng sang cỡ nhỏ nữa) bên cạnh việc phục vụ tốt nhu cầu đi lại với gia đình thì cũng bắt đầu hướng tới những yếu tố hưởng thụ và do đó những trang bị công nghệ được lắp đặt trên xe cao cấp hơn. Song song với những chiếc xe ở phân khúc hạng D thì những chiếc xe gầm cao tương ứng được gọi là SUV cỡ trung, những chiếc SUV cỡ trung này có đặc điểm chunng đó là được xây dựng trên khung gầm của một chiếc xe bán tải, có thiết kế 7 chổ ngồi và khoảng sáng gầm xe tương đối cao có khả năng di chuyển đường địa hình, tuy nhiên thông thường người ta thường chọn những chiếc SUV cỡ trung với hệ dẫn động 1 cầu chi phí vận hành thấp hơn và mức tiền bỏ ra để mua xe cũng sẽ thấp hơn.
+ Phân khúc hạng E, gồm những chiếc Sedan cỡ lớn ở thị trường Mỹ hay là những chiếc Sedan hạng sang cỡ trung, những chiếc xe ở phân khúc hạng E thì có đặc điểm là bắt đầu tập trung vào độ hưởng thụ, vào sự sang trọng và do đó thì chi phí vận hành cao hơn vượt trội so với phân khúc hạng D, vì phân khúc hạng D vẫn còn bao gồm một số mẫu xe được coi là bình dân ở Việt Nam. Bên cạnh những chiếc Sedan cỡ lớn ở phân khúc hạng E thì những chiếc xe gầm cao cũng có một phân khúc tươngứng đó là SUV cỡ lớn, SUV cỡ lớn rất ít được gặp thấy ở thị trường Việt Nam bởi kích thước rất là khổng lồ của nó, đặc điểm chung của những chiếc SUV cỡ lớn đó là có thể phục vụ được 8 hoặc 7 người một cách thực sự thoải mái được trang bị những trang thiết bị, động cơ lớn, tốn kém nhiều chi phí để vận hành.
+ Phân khúc hạng F, đây là những chiếc Sedan hạng sang cỡ lớn, nơi mà những hãng xe sang tập trung toàn bộ tinh hoa, tập trung toàn bộ công nghệ của họ vào do đó mà chi phí vận hành ở phân khúc này cao hẳn so với phân khúc hạng E.
Bước 03: Những kiểu dáng xe phổ biến: ở Việt Nam có 5 kiểu dáng xe phổ biến
+ Kiểu dáng xe Sedan: một chiếc Sedan thường có thiết kế 3 hộp: khoan động cơ, khoan dành cho hành khách và khoan hành lý phía sau hoàn toàn độ lập với nhau; những chiếc Sedan thường có thiết kế với 4 cửa; bên trong khoan xe thường có không gian dành cho 4 hoặc 5 người ngồi. Những chiếc Sedan thông thường so với kiểu dáng xe khác có lợi thế đó là mang lại cảm giác sang trọng hơn, tuy nhiên thì bên trong không gian xe sẽ phù hợp với mục đích vận hành cá nhân hoặc là với một gia đình nhỏ ít người ngồi.
+ Kiểu dáng xe Hatchback (tên dân gian gọi là kiểu dáng xe đuôi cụt) vì lý do là phần mui xe kéo dài hết khoan hành lý tới tận phần rìa ngoài cùng của đuôi xe và khoan hành khách được thông với khoan hành lý ở phía sau do đó có phần không gian bên trong rộng rãi hơn, phù hợp với việc vận hành, chở nhiều người, chở kèm đồ trong khi Sedan thì tập trung nhiều vào mục đích phục vụ cá nhân.
+ Kiểu dáng xe Crossover: đây là một thuật ngữ mà rất nhiều người sẽ nhằm lẫn với thuật ngữ SUV, những mẫu xe được xây dựng trên một khung gầm liền khối và ngoài việc có thể phần nào đó vận hành ở những cung đường xấu có khả năng đi địa hình thì những chiếc Crossover hướng tới nhiều hơn là việc di chuyển ở trong đô thị với khoảng sáng gầm xe tốt và bán kính quay đầu không quá lớn như những chiếc SUV thực sự.
+ Kiểu dáng xe SUV: những chiếc SUV khác biệt với những chiếc Crossover ở những điểm đó là được xây dựng ở trên khung gầm rời của những mẫu xe bán tải, bên cạnh đó những chiếc SUV cũng hướng tới yếu tố địa hình nhiều hơn với khoảng sáng gầm xe lớn và được trang bị hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian chứ không phải kiểu dẫn động 4 bánh toàn thời gian như những mẫu Crossover phổ biến.
+ Kiểu dáng xe MPV có thể hiểu là những chiếc xe tải hạng nhẹ dùng để chở người, đặc điểm chung của dòng xe này đó là có trần xe cao, thiết kế bên trong thì thường dành cho 7 người ngồi và phần ghế ngồi có thể sắp xếp linh hoạt để các bạn có thể tùy chọn chở người hay là chở đồ.
Xem Thêm Các Bài Viết Khác Cùng Chuyên Mục Tin Tức Chia Sẻ:
XE 1 CẦU 2 CẦU LÀ GÌ? 2WD, 4WD VÀ AWD LÀ GÌ
Tài xế container – Giao lưu với tài xế 22 bánh trẻ
Bước 4: Lựa chọn mẫu xe cụ thể: các bạn cũng có thể tham khảo thử ý kiến người dùng chính chiếc xe bạn quan tâm, nhờ vào mạng xã hội mà bây giờ chúng ta có rất nhiều câu lạc bộ người dùng ở trên Facebook qua đó có thể tham khảo được những yếu tố rất xác thực liên quan tới những căn bệnh thường gặp hay là chi phí vận hành hoặc là sự so sánh các mẫu xe khác cùng phân khúc. Bên cạnh đó thì những channel Youtube đánh giá xe cũng là một nguồn giúp các bạn tham khảo rất cụ thể về khả năng vận hành của xe.
Bước 5. Lựa chọn đại lý: ở Việt Nam giá xe được công bố ở trên các trang web của các hãng xe, đó không phải là giá bán cuối cùng vì lý do là các đại lý sẽ có các mức ưu đãi riêng dành cho từng mẫu xe rồi giá xe cũng sẽ phục thuộc rất nhiều vào yếu tố khác của đại lý, ví dụ như là mức đầu tư, chế độ hậu mãi,… nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giá xe cuối cùng, và do đó nên tìm hiểu thật kỹ giữa các đại lý để có thể tìm được một mức giá phù hợp nhất cho mình, có thể là các bạn sẽ tìm được một đại lý nào đó không thực sự là gần nhà mình nhưng lại có mức giá tốt hơn.