MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG XE OTO VÀO MÙA HÈ
Lốp xe
Lưu ý đầu tiên là lốp xe, một bộ phận rất quan trọng liên quan đến an toàn của chúng ta, lốp xe rất dễ tổn thương vào mùa hè. Nhưng thông thường các chủ xe lại hay quên kiểm tra an toàn áp suất lốp, điều này đặc biệt tai hại trong mùa hè, khi áp suất giảm thì việc lốp xe bị phá hủy chỉ trong một thời gian ngắn, ngược lại lốp xe quá căng gây ra tình trạng hao mòn và rạn nứt trên các khe lốp và trong trường hợp nghiêm trọng nó có thể gây ra tình trạng nổ lốp xe.
Lốp xe là 1 bộ phận rất quan trọng, nó đặc biệt quan trọng khi 1 chiếc xe vận hành trên đường, ở đây có rất nhiều vụ nổ lốp trên đường cao tốc, thì đa phần là không quan tâm đến lốp xe của mình đặc biệt là áp suất lốp, với áp suất lốp và mùa nóng như thế này, chúng ta phải đảm bảo luôn luôn trong tiêu chuẩn của nhà sản xuất quy định, và tiêu chuẩn trong lốp xe được ghi ngay sườn xe, đối với mùa hè hay mùa đông thì áp suất lốp tốt nhất vẫn là tuân theo tiêu chuẩn nhà sản xuất đề ra cho từng loại xe.
Hệ thống điều hòa
Hệ thống điều hòa trên xe là 1 bộ phận vô cùng quan trọng, đặc biệt rất cần thiết với những nước có khí hậu nóng ẩm và môi trường nhiều khói bụi như việt nam, các chủ xe cần lưu ý các dâu hiệu như làm lạnh mạnh hay yếu, có mát nhưng không sâu có mùi khó chịu khi thay ở các trung tâm bảo dưỡng, thông thường hệ thống điều hòa được định kỳ bảo dưỡng 6 tháng một lần.
Nguyễn Đức Tài-trưởng phòng dịch vụ Renault Việt Nam: “có 1 vài lưu ý khi sử dụng xe vào mùa hè, khi các bạn cảm thấy xe của mình nóng hơn bình thường một chút, trước tiên các bạn kiểm tra hệ thống lọc gió của mình trước tiên, vệ sinh lọc gió xong rồi mà chất lượng nhiệt độ trong xe vẫn không đạt yêu cầu của mình đưa ra thì các bạn kiểm tra môi chất của mình trong xe, nếu nó thiếu thì cần bổ sung. Nếu nó bị thiếu quá nhiều thì bạn nên kiểm tra xem có bị rò rỉ ở đâu không, mình kiểm tra rò rỉ xong thì sau đó bơm ga vào, như vây thì chắc chắn điều hòa sẽ hoạt động tốt hơn, nếu chưa được thì phải kiểm tra thêm một vài bước sâu hơn nữa”
Cũng như hệ thống điều hòa trong gia đình, chúng ta cũng không nên để nhiệt độ quá thấp so với môi trường bên ngoài.
“Không nên để chênh lệch nhiệt độ trong xe và nhiệt độ bên ngoài quá lớn, thứ nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Khi mình ở trong xe mình bước ra ngoài đột xuất thay đổi nhiệt độ sẽ không tốt cho sức khỏe, thứ 2 là khi để nhiệt độ thấp quá, hệ thống điều hòa của mình hoạt động quá nhiều, nó hoạt động hết công suất, sẽ không tốt cho tuổi thọ của hệ thống điều hòa”
Việc phải phơi mình dưới cái nắng chói chang sau kính lái thực sự không dễ chịu chút nào với mọi lái xe, đen và hại da ngồi trong xe bị hun nóng, điều hòa phải chạy vât vả và tốn xăng hơn là những điều ta có thể thấy ngay được. sử dụng thêm miếng dán kính chống nóng là phương pháp được nhiều chủ xe sử dụng để giảm thiểu những tác hại trên
Nguyễn Anh Tuấn- phụ trách kỹ thuật hệ thống Auto Spa: “tác dụng chính của miếng dán kính là chống nóng, phim cách nhiệt chuẩn có thể làm giảm 70% nhiệt lượng từ bên ngoài vào trong xe và đồng thời cũng cản 70% nhiệt lượng từ bên trong thoát ra bên ngoài, thứ 2 là phim cách nhiệt chống tia UV sẽ bảo vệ người trong xe không bị ung thư da và bảo vệ phụ kiện trong xe không bị bạc màu, thứ 3 phim cách nhiệt làm giảm sức nóng thì làm cho điều hòa hoạt động tốt hơn và tiết kiệm nhiên liệu, thứ 4 là phim cách nhiệt tăng tính riêng tư của người lái xe tránh sự nhòm ngó không cần thiết từ bên ngoài vào”
Một sô vật dụng gây cháy nổ trên xe
Có một lưu ý rất quan trọng đó là bật lửa ga, bình sịt giảm đâu, nước hoa và một số hóa chất chứa ga rất dễ gây cháy nổ đặc biệt là lái xe trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè khi nhiệt độ trong xe có thể lên tới 70-80 độ, đã có những trường hợp bình chữa cháy trên xe bị nổ dù chưa sử dụng hay bị tác động mạnh từ bên ngoài, trường hợp này được xác nhận là do người sử dụng đặt bình cứu hỏa ở tapno phía sau và để xe trực tiếp dưới trời nắng 40 độ, hãy cất các vật dễ cháy nổ vào hộc chứa đồ nơi không bị ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời.
Một số dịch vụ bạn có thể cần
- Thi Bằng Lái Xe Máy 2 Bánh Hạng A1
- Thi Giấy Phép Lái Xe Máy Hạng A2
- Thi Giấy Phép Lái Xe Máy Hạng B1,B2