Sở hữu được bằng lái xe hạng C không hề đơn giản. Bạn phải cần chuẩn bị kỹ lưỡng cả phần lý thuyết lẫn thực hành. Đặc biệt, khi nội dung thi bằng lái xe ngày càng đổi mới, việc cập nhật thông tin, kinh nghiệm học và thi là điều cực kỳ quan trọng.
Bài viết này, Trung Tâm Đào Tạo & Sát Hạch Lái Xe TP. HCM sẽ chia sẽ từ a-z kinh nghiệm học và thi bằng lái xe tải hạng C giúp bạn đạt kết quả tốt nhất.
1. Các Thông Tin Mới Nhất Về Thi Bằng Lái Xe Hạng C
1.1. Đối tượng học bằng lái xe hạng C
Theo khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe hạng C giúp bạn có đủ điều kiện để điều khiển các dòng xe vận tải sau:
- Ô tô tải các loại (trừ các dòng xe tải hạng nặng như Container).
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.5 tấn.
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Ngoài ra, người có bằng lái xe hạng C cũng được phép điều khiển các loại xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái.
Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, đối tượng học bằng lái xe hạng C là những người:
- Đủ 21 tuổi trở lên tính đến ngày dự sát hạch lái xe (nam dưới 60 tuổi, nữ dưới 55 tuổi).
- Có đủ sức khỏe theo quy định.
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp lâu năm tại Việt Nam.
- Những người đã có giấy phép lái xe ô tô hạng B2 được phép học nâng hạng B2 lên bằng lái xe hạng C.
1.2. Quá trình học bằng lái xe hạng C
Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời gian học bằng lái xe hạng C khoảng 920 giờ (5 tháng):
- Học lý thuyết: 168 giờ.
- Học thực hành: 752 giờ.
1.3. Nội dung và quy trình thi bằng lái xe hạng C
Theo thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2017, quy trình thi bằng lái xe hạng C mới nhất như sau:
Bước 1: Thi lý thuyết.
Bài thi bao gồm các câu hỏi liên quan đến luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, cấu tạo và sửa chữa xe thông thường, các nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe.
- Thời gian thi: 40 câu trong 24 phút.
- Số câu hỏi phải làm đúng tối thiểu: 36/40 câu.
- Yêu cầu đặc biệt: không sai các câu bị điểm liệt.
Bước 2: Thi trên phần mềm mô phỏng (là phần thi mới được áp dụng từ năm 2023).
- Bài thi gồm các tình huống mô phỏng trên máy tính, được bốc ngẫu nhiên trong bộ 120 tình huống mô phỏng tổng hợp.
- Số câu hỏi tình huống: 10 câu.
- Số điểm tối thiểu: 35/50.
Bước 3: Thi thực hành trong hình.
- Người dự thi phải điều khiển xe thực hiện tuần tự các bài thi được bố trí sẵn trong hình.
- Số bài thi: 11 bài.
- Số điểm tối thiểu: 80/100 điểm.
Bước 4: Thi thực hành lái xe trên đường.
- Người dự thi phải điều khiển xe trực tiếp trên đường và thực hiện theo đúng những hiệu lệnh của sát hạch viên.
- Số điểm tối thiểu: 80/100 điểm.
* Lưu ý, thí sinh cần đạt lần lượt các bước mới được thi bước tiếp theo. Chỉ khi đạt hết 4 bước thì mới được công nhận là thi đậu và được cấp bằng lái xe.
2. Kinh Nghiệm Học Và Thi Bằng Lái Xe Hạng C
2.1. Học và thi lý thuyết bằng lái xe hạng C
Những kinh nghiệm học và thi tốt phần lý thuyết:
- Nên học và ôn luyện theo bộ 600 câu hỏi thi giấy phép lái xe do Bộ GTVT ban hành (bản 2021).
- Chú ý đặc biệt đến 60 câu điểm liệt vì nếu sai 1 câu trong bộ câu hỏi này sẽ bị đánh trượt.
- Tải phần mềm luyện thi về điện thoại hoặc máy tính để ôn tập hằng ngày.
- Nên ưu tiên thi thử nhiều lần trên máy tính để quen với thao tác máy, thời gian làm bài (vì thi 40 câu chỉ trong 24 phút).
- Nhờ giáo viên giải thích những câu làm sai để nhớ nhanh hơn.
- Trước khi vào phòng thi, cần kiểm tra kỹ càng về các giấy tờ như CCCD, phiếu thu lệ phí sát hạch, số báo danh,… tránh những rắc rối không đáng có.
2.2. Học và thi mô phỏng bằng lái xe hạng C
Thi trên phần mềm mô phỏng là phần thi mới được áp dụng trong năm 2023. Phần thi này nhằm đánh giá khả năng xử lý tình huống của thí sinh trong các tình huống giao thông thực tế.
Kinh nghiệm học và thi tốt phần mô phỏng:
- Có thể ôn thi trên các web thi thử trực tuyến hoặc tải ứng dụng thi thử về máy tính, điện thoại để linh động ôn luyện hằng ngày.
- Nên xem các video hướng dẫn giải đề hoặc nhờ giáo viên giải thích các tình huống để hiểu bản chất của tình huống.
- Ưu tiên luyện đi luyện lại theo từng chương để thuần thục làm đề cũng như quen thuộc với các tình huống và cách căn chỉnh thời gian nhấn nút.
- Cố gắng hiểu tình huống, hạn chế “học vẹt” vì lúc thi dễ bị nhầm lẫn với các tình huống có bối cảnh tương tự.
- Phần mềm thi hiện tại thường bị phản ánh có độ nhiễu nên cần căn chỉnh thời gian chậm một nhịp để nhấn nút, không nên nhấn quá vội, tránh bị điểm 0.
> Đề xuất: Hướng dẫn ôn thi mô phỏng bằng lái B2 chi tiết nhất
2.3. Học và thi sa hình bằng lái xe hạng C
Phần thi sa hình khá khó nên bạn cần lưu ý những kinh nghiệm sau:
- Trên youtube có rất nhiều video hướng dẫn chi tiết, bạn có thể xem, note lại những mẹo hay và hữu ích với bản thân để thực hành.
- Chú ý đến những lưu ý của giáo viên hướng dẫn và hỏi ngay nếu có thắc mắc.
- Cố gắng thực hành sa hình càng nhiều càng tốt, thực hành nhiều sẽ giúp bạn thuần thục và tự tin hơn khi thi.
- Cần nắm vững những kỹ thuật lái xe cơ bản, cách khởi động xe, chuyển số, phanh, đánh lái,…
- Các bài thi khó cần luyện tập thường xuyên: lùi xe vào chuồng, đỗ xe ngang, lên dốc, chạy qua ngã tư có tín hiệu đèn.
- Nếu có xe đang thực hiện bài thi thì nên dừng trước vạch vàng, không được lố vạch để không tính thời gian thi.
Các lỗi thường gặp trong các bài thi sa hình bạn cần chú ý:
- Bài 1 – Xuất phát: Người lái thường gặp lỗi không bật xi nhan trái hoặc nhả côn nhanh khiến xe tắt máy.
- Bài 2 – Dừng xe nhường đường cho người đi bộ: Chú ý dừng đúng vị trí và không dừng quá 30s.
- Bài 3 – Dừng và khởi hành xe ngang dốc:
- Không cần dùng ga mà nên mở côn, thủ chân ga thì xe sẽ tự động lên.
- Không cắt phanh quá sớm khi vừa lên dốc, tránh tụt lại phía sau.
- Cắt phanh khi tới vạch dừng, nhả côn nhẹ và sau đó nhả thắng, đạp ga sẽ hoàn thành bài thi.
- Bài 4 – Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc: Đi đúng làn đường dành cho hạng mình đang thi và đi vào phần vệt kiểm tra để báo bắt đầu bài thi.
- Bài 5 – Qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông: Khi thấy đèn xanh nhưng vẫn còn xe phía trước thì cần quan sát canh thời gian đủ mới đi vì số giây đèn xanh rất ngắn, tránh bị vượt đèn đỏ.
- Bài 6 – Đường vòng quanh co: Chú ý quy tắc “tiến bám lưng – lùi bám bụng”, đánh tay lái nhanh và dứt khoát.
- Bài 7 – Ghép xe dọc vào nơi đỗ: Nếu khi lùi chuồng gà nhưng chưa có tín hiệu kiểm tra mà đã ra thì sẽ bị loại.
- Bài 8 – Dừng xe chỗ có đường sắt chạy qua: Không dừng xe sẽ bị loại.
- Bài 9 – Thay đổi số trên đường thẳng:
- Khi nghe tín hiệu: thẳng đứng.
- Khi lái xe đến vị trí biển tăng số: tăng lên số 2.
- Khi qua biển báo tối thiểu 20 km/h: đang ở số 2 và tốc độ trên 20 km/h.
- Khi qua biển báo tối đa 20 km/h: đang ở số 1 và tốc độ dưới 20 km/h.
- Bài 10 – Ghép xe ngang, đỗ xe song song: Lùi vào nơi cần đỗ khi có 2 đầu và 1 mặt bên đều bị khóa bởi vật cản.
- Bài 11 – Kết thúc: Cần bật xi nhan trong bài thi kết thúc và dừng xe ở vạch đích (không chạy về chỗ xuất phát). Chỉ khi bánh xe qua hết vạch hoặc máy báo đậu thì mới hoàn thành bài thi.
Trong quá trình thi sa hình, bạn cần lưu ý:
- Khi có tiếng còi báo động hoặc đèn nháy báo động thì cần bật đèn báo sự cố và dừng xe.
- Khi có tín hiệu đi tiếp thì cần chờ đèn báo sự cố tắt mới được đi.
2.4. Học và thi thực hành lái xe trên đường bằng lái xe hạng C
Bài thi đường trường sẽ thực tế hơn, không cần quá chậm như bài sa hình. Tuy nhiên, bài thi này người thi cần có tác phong lái xe tốt. Các kinh nghiệm khi học và thi bạn nên chú ý:
- Tập lái xe thường xuyên ở nhiều địa hình khác nhau, bao gồm đường trường, đường đô thị và đường đèo để nâng cao kỹ năng lái xe.
- Ghi nhớ những hướng dẫn, những mẹo mà giáo viên lưu ý trong quá trình học.
Các lưu ý khi thi thực hành đường trường:
- Chỉnh ghế ngồi phù hợp, tư thế ngồi đúng và bắt buộc thắt dây an toàn.
- Tập trung cao độ và lắng nghe các chỉ dẫn của giáo viên.
- Hạ thắng tay để khi vào số 1 và nhả côn thì xe sẽ không chạy nổi, dễ bị tắt máy.
- Đạp côn vào số 1, mở đèn xi nhan trái để chờ lệnh xuất phát.
- Trong vòng 15m trong bài thi xuất phát phải vào số 1,2,3 nếu không sẽ bị trừ điểm.
- Ở bài kết thúc, khi nghe tín hiệu mới được tháo dây an toàn.
Trên đây là những kinh nghiệm học và thi bằng lái xe hạng C mà bạn có thể tham khảo. Để học kỹ – thi tốt từ lần đầu tiên, bạn nên tìm đến những trung tâm đào tạo bằng lái xe uy tín.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, Trung Tâm Đào Tạo & Sát Hạch Lái Xe TP. HCM tự tin là địa chỉ bạn có thể an tâm gửi gắm. Mọi thắc mắc về hồ sơ, thủ tục, thời gian, chương trình học, lịch thi bằng lái xe hạng C, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất!