Fraud Blocker

Danh mục các loại bằng lái xe (xe máy, ô tô) tại Việt Nam

Danh mục các loại bằng lái xe tại Việt Nam

Cùng là giấy phép lái xe hạng B nhưng có loại được phép kinh doanh vận tải, có loại không. Bằng lái xe ô tô có niên hạn sử dụng khác nhau tùy theo đặc thù từng loại xe.

Theo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam, với các loại xe máy có dung tích xy-lanh dưới 50cc, người điều khiển xe chỉ cần đáp ứng yêu cầu về độ tuổi lái xe mà không phải có giấy phép lái xe khi lưu thông trên đường.Trong khi đó, GPLX hạng B1 và B2 có cùng quy định các loại xe được phép điều khiển lưu thông trên đường (xe ôtô chở người tới 9 chỗ, xe tải và máy kéo dưới 3.500kg); tuy nhiên, với GPLX hạng B2 lại được phép hành nghề lái xe (taxi, kinh doanh vận tải).

Danh mục các loại bằng lái xe (xe máy, ô tô) tại Việt Nam 2

Lưu

Bạn có biết Luật giao thông đường bộ của Việt Nam quy định rất nhiều loại bằng lái xe khác nhau khác nhau đối với những loại xe khác nhau. Ví dụ như: Cùng là giấy phép lái xe hạng B nhưng có loại được phép kinh doanh vận tải, có loại không. Bằng lái xe ô tô có niên hạn sử dụng khác nhau tùy theo đặc thù từng loại xe. Vậy để hiểu hơn về vấn đề này, và xem loại xe mà bạn đang sử dụng cần loại bằng nào thì chúng ta cùng đi khám phá nhé.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIẤY PHÉP LÁI XE TẠI VIỆT NAM

CÁC LOẠI GIẤY PHÉP LÁI XE

+ Bằng lái xe hạng A1: Cấp cho người lái xe mô tô hai bán có dung tích xi – lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.

+ Bằng lái xe hạng A2: Cấp cho người lái xe mô tô 2 bánh có dung tích xi – lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe A1.

+ Bằng lái xe hạng A3: Cấp cho người lái xe mô tô 3 bánh các loại xe quy định cjo giấy phép lái xe A1 và các loại xe tương tự.

+ Bằng lái xe hạng A4: Cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000kg.

+ Bằng lái xe hạng B1: Cấp cho người lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chổ ngồi không kinh doanh: xe ô tô tải, xe kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.

+ Bằng lái xe hạng B2: Cấp cho lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chổ ngồi, kinh doanh vận tải xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.

+ Bằng lái xe hạng C: Cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe hạng B1, B2.

+ Bằng lái xe hạng D: Cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 – 30 chổ ngồi và các loại xe quy định cho giấy phép hạng B1, B2, C.

+ Bằng lái xe hạng E: Cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chổ ngồi và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D.

+ Bằng lái xe hạng FB2, FD, FE: Cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe hạng này khi kéo rơ mooc hoặc ô tô chở khách nối toa.

+ Bằng lái xe hạng FC: Cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo thêm rơ mooc, đầu kéo sơ mi rơ mooc.

THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP LÁI XE

+ Bằng lái xe hạng A1, A2, A3: Không có thời hạn.

+ Bằng lái xe B1:

  • Thời hạn đến đủ 60 tuổi đối với Nam.
  • Thời hạn đến đủ 55 tuổi đối với Nữ.

Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với Nữ và 55 tuổi đối với Nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

+ Bằng lái xe hạng A4, B2: Thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.

+ Bằng lái xe hạng C, E, D, FB2, FC, FD, FE: Thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

*** Những điều cần lưu ý về bằng lái xe tại Việt Nam:

+ Giấy phép lái xe các hạng có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của các nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.

+ Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạn A1.

Đến đây chắc bạn đã biết loại xe mà bạn đang sử dụng cần bằng lái xe hạng gì rồi phải không nào. Hãy đăng ký thi sát hạch bằng lái xe đúng theo quy định của Luật Giao Thông đường bộ bạn nhé. Chúc bạn luôn có những hành trình bình an.

5/5 - (1 bình chọn)
Call Now Button