Lái xe ô tô là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hiện đại, giúp con người di chuyển nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Để lái xe ô tô an toàn đòi hỏi người điều khiển phải có kiến thức về luật giao thông đường bộ, kỹ năng điều khiển xe và khả năng xử lý tình huống.
Theo Báo cáo của NHTSA (2021): “Người mới lái xe có nguy cơ gặp tai nạn cao hơn 4 lần so với người lái xe có kinh nghiệm”. Đối với tài mới, lái xe ô tô có thể gặp nhiều khó khăn và thử thách.
Một người tài mới nắm giữ các kinh nghiệm về luật giao thông, làm quen các bộ phận, điều chỉnh tư thế, luyện tập thường xuyên và mua bảo hiểm để có sự an tâm, có tâm lý sẵn sàng điều khiển phương tiện.
Quá trình lái xe cần phải nắm bắt một vài kinh nghiệm về tốc độ, phanh ga, khoảng cách, sự tập trung, kỹ năng quay đầu, tiến lùi, đèn giao thông, leo – xổ dốc, kỹ năng vào vòng xoay – đường hẹp, bật đèn,… mới đảm lưu thông an toàn và phòng tránh được nhiều rủi ro. Đặc biệt là với xe số sàn.
Bài viết này sẽ cung cấp cho tài mới những kiến thức và kỹ năng cần thiết để lái xe an toàn trên mọi cung đường. Theo dõi ngay nhé.
Chuẩn Bị Trước Khi Lái Xe
Cần nắm vững luật giao thông đường bộ, hiểu rõ các bộ phận trên xe, tư thế lái xe phù hợp, tập khởi động và di chuyển xe thường xuyên,…
1. Nắm vững luật giao thông đường bộ
Những quy tắc, quy định gì cần lưu ý khi lái xe ô tô?
Hiểu biết và tuân thủ luật giao thông đường bộ là nền tảng để lái xe an toàn. Tài mới cần dành thời gian học tập, trau dồi kiến thức về quy tắc nhường đường, các biển báo, quy định về tốc độ,…
- Quy tắc nhường đường: Hiểu rõ luật nhường đường cho người đi bộ, phương tiện ưu tiên, khi chuyển làn, rẽ trái/phải,…
- Biển báo giao thông: Nắm vững ý nghĩa của các loại biển báo cấm, biển chỉ dẫn, biển nguy hiểm để điều khiển phương tiện phù hợp.
- Quy định về tốc độ: Tuân thủ giới hạn tốc độ cho phép trên từng loại đường, đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
- Không uống rượu bia khi tham gia giao thông: Đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Lái xe ô tô cần mang theo giấy tờ gì?
Theo Điều 38 dự thảo Luật Trật tự, khi tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:
- Chứng nhận đăng ký xe.
- Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển.
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Làm quen và hiểu rõ các bộ phận trên xe
Người mới nên làm quen và hiểu rõ về tất cả các bộ phận xe bên ngoài lẫn bên trong. Cụ thể:
– Các bộ phận bên ngoài:
- Ngoại thất: Quan sát tổng thể xe, bao gồm kiểu dáng, kích thước, màu sắc, vị trí các cửa sổ, gương chiếu hậu, đèn xe,…
- Lốp xe: Tìm hiểu về các loại lốp, cách kiểm tra áp suất lốp, thay lốp xe dự phòng.
- Cửa xe: Cách mở, đóng cửa, khóa cửa, vị trí các nút điều chỉnh cửa sổ, gương chiếu hậu.
– Khám phá nội thất:
- Ghế lái: Cách điều chỉnh ghế lái phù hợp với tư thế, vị trí các nút điều chỉnh ghế, vô lăng.
- Vô lăng: Cách sử dụng vô lăng để điều khiển hướng di chuyển của xe, vị trí các nút điều khiển âm thanh, còi, đèn,…
- Bảng táp lô: Tìm hiểu về các chức năng hiển thị trên bảng táp lô, bao gồm tốc độ, vòng tua máy, nhiên liệu, cảnh báo,…
- Hộp số: Cách sử dụng hộp số (số sàn hoặc số tự động), vị trí cần số.
- Cần phanh và chân ga: Cách sử dụng phanh và ga để điều khiển tốc độ xe.
- Các nút điều khiển khác: Tìm hiểu chức năng của các nút điều khiển khác trên xe như điều hòa, radio, đèn nội thất,…
3. Chỉnh tư thế lái xe phù hợp
Tư thế lái xe phù hợp đóng vai trò quan trọng, việc điều chỉnh ghế lái, tay cầm vô lăng, gương chiếu hậu, chỉnh dây an toàn phù hợp sẽ giúp bạn lái xe an toàn và thoải mái hơn trong quá trình điều khiển:
Hướng dẫn chỉnh tư thế lái xe chuẩn:
Ghế lái:
- Chiều cao: Điều chỉnh ghế sao cho đầu gối của bạn hơi cong khi đạp phanh hết cỡ.
- Khoảng cách: Chỉnh ghế sao cho bạn có thể với tay thoải mái đến vô lăng và đạp phanh, ga mà không cần phải với người hay khom người.
- Độ nghiêng: Độ nghiêng của ghế nên vào khoảng 100-110 độ.
- Tựa đầu: Chỉnh tựa đầu sao cho phần đỉnh tựa đầu ngang tầm với đỉnh tai của bạn.
Vô lăng:
- Chiều cao: Điều chỉnh vô lăng sao cho phần trên của vô lăng che khuất khoảng 1/3 bảng đồng hồ.
- Khoảng cách: Giữ khoảng cách giữa ngực và vô lăng khoảng 25-30 cm.
- Góc nghiêng: Vô lăng nên nghiêng về phía bạn một góc nhỏ.
Gương chiếu hậu:
- Gương chiếu hậu trong: Chỉnh gương sao cho bạn có thể nhìn thấy toàn bộ phần sau xe qua gương.
- Gương chiếu hậu ngoài: Chỉnh gương sao cho bạn có thể nhìn thấy phần hông xe và một phần đường phía sau xe.
Dây an toàn: Luôn cài dây an toàn khi lái xe. Chỉnh dây an toàn sao cho dây ôm sát vào cơ thể bạn, không quá lỏng hoặc quá chật.
Đặc biệt, khi lái xe, hãy ngồi thẳng lưng, hai vai thả lỏng và hai tay đặt trên vô lăng ở vị trí 9 giờ và 3 giờ. Tránh lái xe khi đang mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Nên nghỉ ngơi sau mỗi 2-3 giờ lái xe.
4. Luyện tập khởi động và di chuyển xe thường xuyên
Việc luyện tập khởi động và di chuyển xe thường xuyên giúp bạn làm quen với các bộ phận trên xe và cách vận hành xe, nâng cao khả năng điều khiển xe an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng lúng túng khi lái xe trong thực tế. Và đặc biệt, thao tác khởi động và di chuyển xe tốt còn giúp xe hoạt động trơn tru và bền bỉ hơn.
Những người lái xe mới nên luyện tập khởi động và di chuyển xe ở những nơi vắng vẻ, ít người để tránh xảy ra va chạm.
5. Mua bảo hiểm vật chất
Giao thông luôn tiềm ẩn rủi ro, và va quyệt là điều không thể tránh khỏi, trường hợp này xảy ra nhiều hơn với những tài mới. Trong những trường hợp này, gói bảo hiểm vật chất sẽ trở thành “cứu cánh” giúp tài xế tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ cho việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại cho xe khác và hỗ trợ trong một vài trường hợp rủi ro.
Tuy nhiên, mỗi hãng bảo hiểm sẽ có chính sách riêng về quyền lợi, mức giá và các điều khoản đi kèm. Do đó, tài mới cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Kinh Nghiệm Trong Quá Trình Lái Xe
Quá trình lái xe cần giữ tốc độ phù hợp, dùng phanh và ga hợp lý, khoảng cách an toàn, lái xe tập trung, quay đầu xe hợp lý,…
1. Giữ tốc độ phù hợp với điều kiện giao thông
Lái xe từ từ và chắc chắn, tránh tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột. Duy trì tốc độ phù hợp với điều kiện giao thông và đường xá để tránh gầm rú động cơ hoặc xe bị ì ạch.
Đối với đoạn đường cua, cần phải giảm tốc, giữ chặt vô lăng và bật xi nhan. Tránh phanh gấp hoặc tăng tốc đột ngột.
2. Sử dụng phanh và ga hợp lý để tăng, giảm tốc độ
Những người mới nên nhấn phanh từ từ và đều đặn trong quá trình lái để tránh bó phanh, gây trượt bánh xe. Sử dụng cả phanh chân và phanh tay để đảm bảo hiệu quả phanh tốt nhất.
3. Giữ đúng khoảng cách an toàn
Đối với những tài xế mới còn ít kinh nghiệm, việc di chuyển xe với tốc độ vừa phải là điều vô cùng quan trọng. Thay vì cố gắng bám đuổi tốc độ tối đa, hãy chọn cho mình một tốc độ phù hợp, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.
Nên chạy xe với tốc độ thấp hơn khoảng 10-15km/h so với tốc độ tối đa được di chuyển trên đường. Trong điều kiện thời tiết xấu như đường trơn, mưa lớn, sương mù,… việc giảm tốc độ xuống ít nhất một nửa giúp bạn kiểm soát xe tốt hơn, hạn chế nguy cơ mất lái.
Tốc độ trung bình (Km/h) | Khoảng cách an toàn (m) |
60 | 35 |
80 | 55 |
100 | 70 |
120 | 100 |
4. Lái xe tập trung, tránh sử dụng điện thoại hay các thiết bị
Lái xe là một hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao độ. Việc sử dụng điện thoại hay các thiết bị gây mất tập trung khi lái xe tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Tài mới khi điều khiển phương tiện cần tắt chuông điện thoại, đặt ở vị trí không thể tiếp cận hoặc sử dụng tai nghe bluetooth để nghe điện thoại.
5. Quay đầu xe
Quay đầu xe là kỹ năng khá cơ bản nhưng lại không hề dễ dàng, nhất là đối với những người mới biết lái. Các tài mới nên bình tĩnh quay đầu, tránh việc vội vã quay đầu khi bị thúc giục. Chỉ quay đầu ở những nơi không có biển cấm và được phép quay đầu, khi quay đầu cần bật xi-nhan sớm, đánh lái từ từ và quan sát qua gương chiếu hậu.
Ở những đoạn đường phải quay đầu giữa đường, tài xế nên tìm vị trí ít ảnh hưởng đến giao thông và bật xi-nhan để thông báo ý định cho các tài xế khác biết.
6. Tuân thủ tiến bám lưng, lùi bám bụng
“Tiến bám lưng, lùi bám bụng” là một quy tắc đơn giản nhưng hiệu quả giúp tài xế, đặc biệt là người mới, lái xe an toàn và tránh va chạm khi quay đầu hoặc lùi xe ở những không gian hẹp. Tài xế cần tuân thủ:
- Khi tiến vào một ngõ nhỏ hoặc khu vực hẹp, tài xế cần bám sát vào phần đường bên ngoài, ngược với hướng cần cua. Bằng cách này, phần đuôi xe sẽ có khoảng cách an toàn với các chướng ngại vật và tránh bị va chạm.
- Khi lùi xe ra khỏi ngõ nhỏ hoặc khu vực hẹp, tài xế cần bám sát vào phần đường bên trong, cùng với hướng cua. Cách này giúp phần đầu xe có khoảng cách an toàn và tránh va chạm.
7. Canh thời gian vượt đèn giao thông
Áp dụng nguyên tắc “Ba giây xanh thì bỏ, ba giây đỏ thì đi” để giúp an toàn cho bản thân, người khác và xe ô tô. Cụ thể:
- Khi đến ngã tư, nếu đèn xanh chỉ còn 3-4 giây, tài xế không nên cố gắng tăng tốc để vượt qua ngã tư. Thay vào đó, hãy giảm tốc độ từ từ và dừng lại trước vạch kẻ đường. Việc này giúp tránh nguy hiểm do các phương tiện khác từ hướng khác có thể đang di chuyển khi đèn chuyển sang màu vàng.
- Khi đèn đỏ vừa chuyển sang màu xanh, tài xế không nên vội vàng tăng tốc và di chuyển ngay. Hãy chờ thêm 3-4 giây để đảm bảo các phương tiện từ hướng khác đã hoàn toàn dừng lại. Việc này giúp giảm thiểu nguy cơ va chạm.
8. Leo dốc cao, chạy đường đèo
Khi leo và xuống dốc, thực hiện nguyên tắc “lên dốc số nào thì xuống dốc số đó” sẽ giúp bạn an toàn hơn. Leo dốc nên sử dụng số 3,2, hoặc 1 và tránh tăng hoặc giảm tốc đột ngột. Khi xuống dốc chuyển về số 2 hoặc 3, kết hợp cả phanh tay, phanh chân và hạ số dần dần để kiểm soát tốc độ. Tuy nhiên cần điều chỉnh linh hoạt theo tình huống và nên lưu ý:
- Tuyệt đối không về số N khi thả dốc: Việc này rất nguy hiểm vì xe sẽ mất kiểm soát và có thể dẫn đến tai nạn.
- Lắng nghe tiếng động cơ: Khi xuống dốc, hãy chú ý lắng nghe tiếng động cơ. Nếu tiếng động cơ quá to, hãy hạ số để giảm tốc độ.
9. Kinh nghiệm lái xe vòng xoay
Khi bắt đầu nhập vào vòng xoay, hãy giảm tốc độ và nhường đường cho các phương tiện khác đang di chuyển trong vòng xoay, đặc biệt là những xe đang di chuyển từ bên trái bạn. Đảm bảo xe của bạn nằm ở ngoài phần trung tâm của vòng xoay để tránh va chạm với các phương tiện khác.
Liên tục quan sát gương chiếu hậu và cửa sổ để nắm rõ tình hình xung quanh và tránh va chạm với các phương tiện khác. Luôn giữ đều tốc độ và bật đèn xi-nhan báo hiệu. Sau khi rẽ ra khỏi vòng xoay, hãy tăng tốc độ một cách nhẹ nhàng để không gây cản trở cho giao thông phía sau.
10. Kinh nghiệm lái xe đường hẹp
Tài mới lái xe đường hẹp phải giảm tốc độ và kiên nhẫn chờ đợi nếu có phương tiện di chuyển ngược chiều. Khi đi đoạn đường này cần tập trung hết sức để tránh va chạm.
11. Bật đèn Hazard khi trời mưa to
Khi mưa to, bật đèn Hazard sẽ thu hút sự chú ý của các phương tiện khác, giúp họ nhận biết rằng bạn đang di chuyển chậm do tầm nhìn hạn chế. Việc cảnh báo này giúp các tài xế phía sau có thời gian điều chỉnh tốc độ và khoảng cách an toàn, tránh va chạm vào xe bạn. Khi cảm thấy không còn nguy hiểm nên tắt đèn Hazard để tránh gây nhầm lẫn.
12. Nên nhường nhịn và kiềm chế
Khi tham gia giao thông, tài mới nên có ý thức nhường nhịn, tránh tranh giành để tạo ra không gian di chuyển an toàn cho cả hai bên, tránh những tình huống va chạm nguy hiểm.
13. Bình tĩnh, không vội vàng khi gặp tình huống
Khi cảm thấy lo lắng hoặc gặp phải tình huống ko may, tài mới nên hít thở sâu, bình tĩnh lại và đưa ra quyết định. Không nên vội vàng, hấp tấp dẫn đến những việc không may.
Khi lái xe, tài mới nên mở những giai điệu nhạc tập trung hoặc thư giãn để giảm bớt sự căng thẳng khi lái xe.
Kinh Nghiệm Lái Xe Số Sàn Cho Tài Mới
Lái xe số sàn có thể là một thử thách đối với người mới, nhưng với những kinh nghiệm sau, tài mới có thể tự tin và an toàn hơn khi cầm lái.
1. Quy tắc côn ra ga vào
Nhả côn từ từ kết hợp với đệm ga: Khi nhả chân côn, hãy thực hiện từ từ và phối hợp nhịp nhàng với việc nhấp chân ga để đảm bảo xe di chuyển êm ái, tránh tình trạng giật cục hoặc ì ạch.
Chuyển số đúng lúc: Giảm ga trước khi chuyển số, sau đó đạp côn hết cỡ và thực hiện chuyển số. Nhả côn từ từ kết hợp với đệm ga để xe chuyển số mượt mà.
2. Phanh trước côn sau
Trong hầu hết trường hợp, nên sử dụng phanh trước khi cần giảm tốc độ. Đạp phanh trước sau đó mới đạp côn để đảm bảo an toàn và hiệu quả phanh.
Khi di chuyển với tốc độ thấp (ví dụ như trong thành phố hoặc đường tắc nghẽn), hãy về số thấp và sử dụng côn trước, sau đó mới phanh để tránh chết máy.
3. Lên số lấy đà, về số vù ga
Lên số đúng tốc độ: Khi lên số, hãy đảm bảo xe đã đạt đủ tốc độ phù hợp với số muốn chuyển. Việc “ép số” (lên số khi xe chưa đủ đà) có thể gây hại cho động cơ và khiến xe ì ạch.
Về số vù ga: Khi về số, hãy nhả ga để tốc độ xe giảm, sau đó đạp ga mạnh (vù ga) trước khi về số để đồng bộ tốc độ vòng tua máy với tốc độ di chuyển của xe.
Trong quá trình đi xe số sàn, tài mới không rà phanh liên tục bởi sẽ khiến phanh nhanh mòn và giảm hiệu quả phanh. Nếu được, sử dụng phanh tay kết hợp với số 1 để đảm bảo xe không bị trôi khi dừng đỗ.
Những Câu Hỏi Liên Quan Đến Lái Xe Ô Tô Cho Tài Mới
1. Làm thế nào nhận biết biển báo giao thông nhanh chóng?
Để nhận biết biển báo giao thông và ứng phó hiệu quả, tài xế cần nằm lòng các loại biển báo (hình dạng, màu sắc, ý nghĩa), chú ý quan sát và sử dụng các công cụ hỗ trợ và nâng cao kỹ năng bằng cách học và thực hành nhiều.
Biển báo giao thông phân loại như thế nào?
Biển báo giao thông được phân loại theo hình dạng, màu sắc và ý nghĩa:
Hình dạng và màu sắc:
- Nguy hiểm: Tam giác, vàng, viền đỏ.
- Cấm: Tròn, trắng, viền đỏ.
- Hiệu lệnh: Tròn, xanh lam, viền xanh.
- Chỉ dẫn: Vuông/chữ nhật, xanh lam.
- Phụ: Vuông/chữ nhật, trắng, viền đen.
Ý nghĩa cơ bản:
- Nguy hiểm: Cảnh báo nguy hiểm tiềm ẩn.
- Cấm: Cấm hành vi cụ thể.
- Hiệu lệnh: Bắt buộc tuân thủ.
- Chỉ dẫn: Hướng dẫn đường đi, địa điểm.
Quan sát và sử dụng hỗ trợ:
- Chú ý biển báo, nhất là khu vực giao nhau, đường hẹp, đông dân cư.
- Giảm tốc độ khi có nhiều biển báo.
- Sử dụng ứng dụng bản đồ, camera hành trình cảnh báo biển báo.
Nâng cao kỹ năng:
- Tham gia khóa học lái xe nâng cao.
- Luôn tuân thủ luật giao thông, lái xe cẩn thận.
2. Lái xe ô tô với tốc độ bao nhiêu là an toàn nhất?
Theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ an toàn tối đa của xe ô tô theo khu vực là:
- Khu vực đông dân cư: Tốc độ an toàn < 50 km/h.
- Khu vực ngoài khu dân cư: Tốc độ an toàn < 80 km/h.
- Cao tốc: Tốc độ an toàn < 120 km/h.
Với tài mới, nên lái xe chậm, cẩn thận, tập trung quan sát hơn trên mỗi hành trình.
3. Tài xế mới nên sử dụng ô tô nào?
Khi bạn mới bắt đầu học lái xe, nên ưu tiên lựa chọn các loại xe có chi phí thấp, đặc biệt là xe tự động có động cơ dung tích từ 1.0 đến 1.5 lít. Loại xe này thường có sức mạnh vừa phải và khả năng tăng tốc tốt. Đối với người chưa nhiều kinh nghiệm lái xe và cần thời gian để làm quen với tình huống giao thông đa dạng thì loại xe này rất phù hợp.
4. Lái xe ô tô nên mang giày gì?
Đối với người mới lái xe, việc điều khiển xe chưa được nhuần nhuyễn, nên chọn loại giày phù hợp để thuận tiện hơn. Giày lười là lựa chọn tốt, tránh mang cao gót hay giày có dây vì dễ vướng víu khi phanh xe, dẫn đến nguy hiểm.
5. Tài mới nên lưu ý gì khi lái ô tô vào ban đêm?
Lái xe buổi tối (sau 18h) tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, khiến mọi tài xế đều gặp khó khăn. Tài xế cần lưu ý để lái xe ô tô an toàn vào ban đêm như: bảo dưỡng xe cẩn thận, giảm nguồn sáng bên trong xe, cần thận với đèn pha, quan sát gương chiếu hậu, lắp đặt thêm các phụ kiện hỗ trợ,…
6. Địa chỉ nào bổ túc lái xe ô tô an toàn, chuyên nghiệp?
Trung Tâm Đào Tạo & Sát Hạch Lái Xe TP. HCM là một trong những trung tâm đào tạo lái xe uy tín và chất lượng hàng đầu tại TP HCM. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, tận tâm cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, trường đã đào tạo thành công cho hàng ngàn học viên, giúp họ tự tin cầm lái trên mọi cung đường.
Lý do bạn nên lựa chọn Trung Tâm Đào Tạo & Sát Hạch Lái Xe TP. HCM:
- Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy và đào tạo lái xe. Họ luôn tận tâm, nhiệt tình và sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm lái xe quý báu cho học viên.
- Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, bao gồm phòng học lý thuyết khang trang, sân tập lái rộng rãi và xe tập lái đời mới.
- Chương trình đào tạo bài bản, được xây dựng bài bản, khoa học, bám sát theo quy định của Bộ GTVT.
- Áp dụng mức học phí cạnh tranh, phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số học viên.
- Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn và hỗ trợ học viên tận tình, chu đáo.
Ngoài ra, Trung Tâm Đào Tạo & Sát Hạch Lái Xe TP. HCM còn thường xuyên tổ chức các khóa học lái xe nâng cao, bổ túc tay lái mới, giúp học viên nâng cao kỹ năng lái xe và xử lý tình huống trên đường.
Nếu bạn đang tìm kiếm một trung tâm đào tạo lái xe uy tín và chất lượng, hãy liên hệ ngay với Trung Tâm Đào Tạo & Sát Hạch Lái Xe TP. HCM để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Hy vọng với kinh nghiệm lái xe ô tô cho tài mới, bạn sẽ tự tin và cố gắng luyện tập nhiều hơn để điều khiển ô tô an toàn, hiệu quả trên mọi cung đường.